【wolfsburg – mainz】Hàn Quốc dự định đánh thuế các công ty có quá nhiều tiền mặt
Bà Park Geun Hye muốn áp thuế 10% lên các khoản tiền quá lớn của các tập đoàn với hy vọng những công ty như Samsung sẽ vì thế mà trả lương cao hơn cho công nhân và đầu tư mới để giúp đỡ nền kinh tế đang suy giảm.
Đây được cho là một ý tưởng hay và sáng tạo trong bối cảnh hiện nay.
Kinh tế Hàn Quốc bị thống trị bởi các tập đoàn “con ông cháu cha”,ànQuốcdựđịnhđánhthuếcáccôngtycóquánhiềutiềnmặwolfsburg – mainz đất nước này gọi là “chaebol”. Mô hình gia đình trị này giữ lại tiền của từ việc kinh doanh thay vì chia sẻ phần lợi nhuận khổng lồ cho người dân bằng cách trả lương cao hơn, đóng góp và đầu tư cho xã hội. Theo nguồn tin của Bloomberg, đến hết tháng 6, Samsung có 60 tỷ USD tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn, vượt qua mức 38 tỷ USD của Apple.
Nếu kế hoạch của bà Park thành hiện thực, sự bất bình đẳng thu nhập tại xã hội Hàn Quốc sẽ được giảm dần bên cạnh gia tăng tiêu dùng. Đây cũng là một trong những biện pháp nằm trong cam kết của vị tổng thống sẽ cơ cấu lại các chaebol nhằm giảm bớt sự ảnh hưởng của các “ông lớn” lên nền kinh tế; xóa bỏ rào cản đối với cạnh tranh, đổi mới và tăng trưởng việc làm.
Đương nhiên, các chaebol đang phản kháng quyết liệt và vận động hành lang để chống lại các quy định “ngáng đường” làm ăn truyền thống của họ.
Nhật Bản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự Hàn Quốc nhưng với một quy mô lớn hơn. Tính đến tháng 3 năm nay, các công ty Nhật Bản nắm giữ một khoản tiền mặt cao kỷ lục tương đương 2.300 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm tài chính trước đó.
Chính sách phục hồi của ông Abe đang gặp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan: ông Abe muốn các công ty chi tiêu nhiều hơn để thúc đẩy nền kinh tế, nhưng chủ doanh nghiệp sẽ chỉ mở hầu bao khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng.
Một bước đi tương tự Hàn Quốc có thể sẽ có tác dụng. Nếu công nhân được trả hậu hĩnh hơn, họ sẽ có nhu cầu mua chính các sản phẩm “made in Japan” như xe hơi Toyota, Sony PlayStation hay áo len Uniqlo.
Nhật Bản thậm chí có thể đi xa hơn và đánh thuế việc nắm giữ quá nhiều trái phiếu. Ở Mỹ cũng vậy, các ngân hàng chủ yếu mua trái phiếu thay vì cho vay. Vì vậy chẳng có lý do gì không đánh thuế doanh nghiệp nắm giữ nhiều trái phiếu hoặc ưu đãi thuế cho ngân hàng mở rộng tín dụng./.
Ngọc Nguyễn (Theo Bloomberg)