当前位置:首页 > Thể thao

【bóng đá tây ban nha đêm nay】Điều hành cần hướng tới cải thiện “phần cung” của nền kinh tế

dieu hanh can huong toi cai thien phan cung cua nen kinh te

Trọng tâm điều hành kinh tế tới đây cần hướng vào tăng năng suất để tăng trưởng. Ảnh: HỮU LINH.

Điều hành kinh tế thiên về can thiệp,Điềuhànhcầnhướngtớicảithiệnphầncungcủanềnkinhtếbóng đá tây ban nha đêm nay kiểm soát

Có thể thấy, cách thức và các các công cụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội thiên về can thiệp, kiểm soát hành chính hơn là dựa trên các công cụ thị trường. Cách thức điều hành bị cuốn theo mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn, mục tiêu trung gian, chưa phải là mục tiêu cuối cùng sát với người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong nước. Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương dành quá nhiều thời gian thảo luận không cốt lõi, không có nội dung cụ thể, do vậy hiệu quả và hiệu lực không cao. Trong quá trình điều hành, thường sử dụng các chính sách ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng, sử dụng quá nhiều chính sách tiền tệ làm thay vai trò của tài khóa”

(Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2017-Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương).

Kinh tế Việt Nam năm 2017 ở trong bối cảnh có nhiều biến động, kể cả sự đảo chiều chính sách đột ngột ở một số nền kinh tế chủ chốt. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chững lại, những Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký hoặc đang tham gia đàm phán không có nhiều chuyển biến. Quý đầu tiên của năm 2017 được đánh dấu bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt thấp với con số 5,1%, trong khi kỳ vọng của cả năm là 6,7%. Để đạt được mục tiêu đề ra, theo Tổng cục Thống kê, từ nay đến cuối năm tốc độ tăng trưởng phải đạt mức trung bình 7%.

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra kịch bản tăng trưởng của các quý còn lại và cả năm 2017, theo đó, trong 9 tháng còn lại của năm 2017, bình quân hằng tháng GDP phải tăng khoảng 7,1%, đây là mức tăng khá cao so với cùng kỳ các năm 2011-2016. Cụ thể mức tăng của từng quý được xác định là quý II tăng 6,26%, quý III tăng 7,29% và quý IV tăng 7,49%. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kịch bản này đã tính đến điều kiện tỷ lệ vốn đầu tư toàn xã hội đạt mức 35% trên GDP, kế hoạch sản xuất và XK tăng cùng với các điều kiện về kinh tế thế giới, kinh tế trong nước, thời tiết, khí hậu… đều thuận lợi.

Để đạt được mục tiêu đề ra, theo các chuyên gia, cần phải chú trọng công tác điều hành kinh tế. Hiện nay công tác điều hành kinh tế dù đã được nhiều kết quả, đơn cử như tư duy về xây dựng Nhà nước kiến tạo đã được chuyển thành những thay đổi trong phương thức điều hành kinh tế vĩ mô của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh đến tăng trưởng thực chất, bền vững, không đánh đổi bằng những thành tích ngắn hạn…, song nhìn chung điều hành kinh tế vẫn được đánh giá là vẫn chưa thực sự đi vào trọng tâm, trọng điểm.

Đánh giá của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về điều hành kinh tế cho thấy, Việt Nam dường như còn loay hoay trong việc cân bằng yêu cầu điều hành kinh tế - xã hội (có tính ngắn hạn hơn) và các định hướng cải cách thể chế kinh tế (trong trung và dài hạn). Các định hướng lớn về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã được thông qua vào tháng 11/2016 và ít nhiều được phổ biến, song còn chậm được cụ thể hóa. Ưu tiên cải cách và điều hành còn khá tham vọng, song độ phủ trên nhiều lĩnh vực ít nhiều làm giảm tính trọng tâm, hiệu lực và hiệu quả của các biện pháp đề ra. Bên cạnh đó, khu vực tư nhân – một chủ thể quan trọng của nền kinh tế - chưa thực sự được tạo điều kiện kịp thời để phát triển.

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM cho rằng, quá trình điều hành của Chính phủ trong giai đoạn vừa qua vẫn bộc lộ một số nhược điểm như các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm thiên về số lượng và đầu vào. Việc theo dõi, đánh giá và giám sát thực hiện các chỉ tiêu cũng không được thực hiện và quan tâm trong công tác điều hành khi chỉ có chỉ tiêu về GDP, lạm phát được theo dõi và đánh giá thường xuyên… Cách thức và các công cụ điều hành phát triển kinh tế - xã hội thiên về can thiệp, kiểm soát hành chính hơn là dựa trên các công cụ thị trường. Cơ chế điều hành hiện nay chủ yếu theo hướng xin - cho, cầm tay chỉ việc hàng ngày. Chính cơ chế này cản trở tư duy chiến lược và cải cách, không nâng đỡ sáng tạo, làm méo mó thị trường, méo mó phân bổ nguồn lực, tiếp tục làm giảm năng suất và hiệu quả đầu tư. Thực tế cũng cho thấy nền kinh tế vận hành theo lối “giật cục”, hết nóng chuyển sang lạnh và ngược lại. Hệ lụy kéo theo là tăng trưởng không tận dụng hết tiềm năng, lạm phát trung bình ở mức cao và không ổn định.

Thay đổi tư duy, cách thức điều hành

Hiện nay bối cảnh kinh tế và một số điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đã thay đổi như kinh tế vĩ mô đã tương đối ổn định, mức huy động vốn trong nền kinh tế tăng, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công cao và tăng nhanh, tài nguyên thiên nhiên đã dần cạn kiệt, Chính phủ mới cam kết tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng… vì thế, công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội nói chung và điều hành kinh tế vĩ mô nói riêng cần có sự thay đổi.

Đại diện CIEM cho rằng, tới đây, cần chuyển trọng tâm điều hành hướng vào tăng năng suất để tăng trưởng, tăng thịnh vượng và phúc lợi xã hội. Điều hành kinh tế vĩ mô chủ yếu tập trung vào ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời tăng cường năng lực thực hiện và công tác dự báo, phân tích, đánh giá vĩ mô, xác định những yếu tố thuận lợi, những rủi ro và nguy cơ đối với nền kinh tế. Đối với mục tiêu tăng trưởng, ông Cung nhấn mạnh cần tập trung vào các chính sách, cải cách nâng cao năng suất, đó là những thay đổi làm cải thiện “phần cung” của nền kinh tế, thay vì tập trung vào thay đổi các yếu tố tổng cầu như lâu nay vẫn làm.

“Cần thay đổi tư duy điều hành và cách thức điều hành nền kinh tế theo hướng tập trung vào những giải pháp cải thiện về cung để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng nguồn lực hơn là điều hành để gia tăng số lượng như số lượng đầu tư, sử dụng lao động, khai thác tài nguyên do nó không phù hợp với bối cảnh hiện nay”, TS. Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh. Bên cạnh đó, cần thay đổi cách thức thực thi theo hướng chuyển dần từ ban hành nghị quyết theo hướng điều hành như hiện nay sang ban hành các nghị quyết mang tính chuyên đề, xác định các nhiệm vụ ưu tiên cải cách trong năm.

Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Mại cho rằng, chúng ta có nhiều mô hình kinh tế thành công như trong cánh đồng mẫu lớn, nuôi tôm, phát triển dịch vụ 4G trong cách mạng công nghiệp 4.0, cùng với đó là những thành công trong cải cách thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực… nhưng chúng ta chưa có tổng kết và cơ chế để nhân rộng các mô hình này. “Đề nghị Chính phủ nên cắt giảm việc đi nước ngoài để tìm kiếm kinh nghiệm mô hình thành công, mà nên giao cho các nhóm nghiên cứu các thành công trong lĩnh vực Hải quan, thuế, DN, công nghiệp, nông nghiệp… trong nước, từ đó kiến nghị Chính phủ nhân rộng ra các nơi khác”, GS. Nguyễn Mại đề nghị. Cũng theo GS. Nguyễn Mại, cần thay đổi cách điều hành của Chính phủ, làm sao để trách nhiệm của từng cương vị phải được quy định rõ, theo đó, cá nhân lãnh đạo không nên làm những việc mà chỉ cần vai trò của các chuyên viên, điều này là rất lãng phí. Theo các chuyên gia, công việc trọng tâm của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các bộ, UBND các địa phương hiện nay là tập trung vào các trọng điểm của tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng… Đây là trọng tâm điều hành nền kinh tế.

Theo đánh giá, những kết quả đạt được trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2016 rất đáng ghi nhận, tuy nhiên, dư địa để cải thiện công tác điều hành vẫn còn khá nhiều. Quá trình thay đổi cơ chế điều hành hướng tới xây dựng một Nhà nước kiến tạo còn nhiều chông gai, đòi hỏi bản lĩnh và quyết tâm chính trị của cả bộ máy, một đường hướng chiến lược mạch lạc, bài bản để từng bước tạo ra sự chuyển mình. Trong quá trình đó, vượt qua những cản trở do lợi ích nhóm, tham nhũng và tha hóa quyền lực sẽ quyết định thành công của Chính phủ trong tiến trình cải cách.

Về ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ cần theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, chủ động điều hành chính sách tiền tệ, bảo đảm kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra; có các giải pháp, chính sách phù hợp để vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng; tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất, nhất là lãi suất cho vay để giảm chi phí vốn cho DN. Quyết liệt hơn nữa trong đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng một cách thực chất, hiệu quả theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh... Về xử lý 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, tinh thần là năm 2017-2018 phải xử lý xong. Đồng thời, ngoài 12 dự án này, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải rà soát lại toàn bộ DNNN để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.

(Trích Thông cáo báo chí phiên họp Chính phủ tháng 4/2017)

分享到: