| Nguồn: VEPR Đồ họa: Phương Anh |
PV:Trước đây, doanh nghiệp (DN) FDI được ví như “ốc đảo” của nền kinh tế, khi việc liên kết với các DN trong nước gần như không có. Còn hiện nay thì sao? Ông đánh giá như thế nào về tính liên kết giữa 2 khối DN này? | TS. Nguyễn Quốc Việt |
TS. Nguyễn Quốc Việt: Đặc điểm của dòng vốn FDI tại Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á. Do vậy trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, bên cạnh việc huy động được dòng vốn FDI đáng kể và đóng góp rất lớn vào việc xuất khẩu, tạo ra thặng dư thương mại thì Việt Nam cũng phải phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, đặc biệt là những lĩnh vực công nghệ cao. Tỷ lệ nhập khẩu từ các DN trong hệ sinh thái của DN FDI là rất lớn. Từ đó dẫn đến phần giá trị gia tăng của các DN Việt Nam trong giá trị xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là trong những ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn thấp so với các quốc gia khu vực Đông Á hoặc Đông Nam Á. Bên cạnh việc có chiến lược kinh doanh riêng, các DN FDI thường dựa trên hệ sinh thái sẵn có của DN, đặc biệt là có DN đầu ngành, đầu đàn đã có một sự chuyển dịch nhất định trong việc tận dụng các thế mạnh của DN Việt Nam và việc tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của các DN Việt Nam nội địa cũng đã dần dần có sự tiến bộ lên. Tuy nhiên, trên thực tế, sự tham gia này còn rất hạn chế khiến số lượng các nhà cung ứng của Việt Nam nằm trong hệ sinh thái của các DN FDI lớn còn thấp. DN Việt Nam chủ yếu tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng thấp. Nhìn chung, tính liên kết giữa khối DN FDI và khối DN nội địa tại Việt Nam là khá ít và lỏng lẻo. PV:Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn tới việc tính liên kết giữa 2 khối DN này yếu như vậy? TS. Nguyễn Quốc Việt: Qua nghiên cứu đánh giá của chúng tôi, có rất nhiều rào cản, từ những rào cản về năng lực cạnh tranh vĩ mô cho đến năng lực vi mô của các DN, đặc biệt là sự chưa hiệu quả, chưa đồng bộ các chính sách. Doanh nghiệp thuần Việt cung cấp cho tập đoàn đa quốc gia còn thấp Tính đến cuối năm 2021, mới chỉ có hơn 300 doanh nghiệp (DN) thuần Việt là nhà cung cấp cho các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Việt Nam vẫn chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các DN đầu chuỗi và DN nước ngoài. |
Ở góc độ năng lực cạnh tranh vĩ mô, xét trên bình diện chỉ riêng ở những nước trong khu vựcASEAN thì năng lực liên quan đến các chỉ số đổi mới sáng tạo, đầu tư về năng lực nghiên cứu triển khai hay các chuyển giao công nghệ của các DN đặc biệt là những DN nội địa tư nhân của Việt Nam còn rất thấp. Điều đó dẫn đến trong mặt bằng chung thì chúng ta vẫn ở mức độ trung bình thấp. Khả năng đáp ứng nhu cầu cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn thấp và tỷ lệ nội địa hóa vẫn thấp so với các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ. Việc thiếu những nhà cung cấp có đủ năng lực cạnh tranh và đáng tin cậy trở thành một trở ngại chính cho việc hình thành sự kết nối sản xuất ở Việt Nam. Rào cản tiếp theo liên quan tới chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù chúng ta nói rằng thừa thầy thiếu thợ nhưng trên thực tế qua đánh giá ở cấp độ tầm vĩ mô thì từ chất lượng đào tạo nghề cho đến chất lượng nhân lực cao của Việt Nam vẫn còn thua kém so với rất nhiều các quốc gia trong khu vực. Một điều có thể rất rõ là các DN nội địa của Việt Nam vừa thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao về mặt kỹ năng, công nghệ, đồng thời cũng yếu kém về năng lực quản lý. Ngoài ra, về trình độ công nghệ, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ và đổi mới, với sự sẵn sàng sử dụng công nghệ thấp hơn so với một số quốc gia trong khu vực như Singapore, Thái Lan. Các DN trong nước thường nhỏ và thiếu công nghệ cao, gây hạn chế trong việc nâng cao năng lực đổi mới công nghệ để hợp tác với DN FDI... | Ảnh minh họa. |
PV: Vậy theo ông, cần những giải pháp nào để giải bài toán tăng cường tính liên kết giữa khối DN FDI và DN trong nước, để giúp DN Việt tham gia nhiều hơn và sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu? TS. Nguyễn Quốc Việt:Để thúc đẩy mối liên kết giữa DN FDI và DN trong nước, tận dụng những tác động lan tỏa về mặt công nghệ và giúp DN Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, cần thiết lập liên kết vùng. Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên liệu, tạo thành chuỗi liên kết khép kín. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến. Về phía Chính phủ, cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững… Còn DN thì cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các DN FDI. Đồng thời, thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với chuỗi giá trị toàn cầu. Điều quan trọng là tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN. Để các DN, dù là DN nội địa hay FDI thực sự quan tâm tới nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện biên lợi nhuận dựa trên đổi mới, sáng tạo và dám đầu tư mạo hiểm vào các xu hướng sản xuất, tiêu dùng mới, thì đòi hỏi phải có sự rà soát đánh giá tổng thể cả môi trường thể chế cho đầu tư, kinh doanh, lẫn các chính sách ưu đãi, hỗ trợ hiện đang tản mát, manh mún theo từng ngành/đối tượng như hiện nay. Tiếp đó, cần làm sao duy trì mối liên kết giữa các hiệp hội, giữa các tổ chức quốc tế ví dụ như các tổ chức hỗ trợ DN và tổ chức hỗ trợ công nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Mỹ, các cơ quan tham vấn chính sách và các cơ quan hoạch định chính sách của Việt Nam để có sự phối hợp nhịp nhàng giữa khu vực DN trong nước, khu vực FDI với các chính sách của Nhà nước. Cuối cùng, cần phải tạo được hệ sinh thái liên kết giữa các DN với các trường đại học cung ứng dịch vụ về chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, mô hình quản lý, mô hình kinh doanh cho đến cung cấp cung ứng và đào tạo, đào tạo lại các nguồn nhân lực. PV: Xin cảm ơn ông! Nhiều ưu đãi về thuế, phí cho phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, xe máy Thời gian qua, đã có một số chính sách thúc đẩy liên kết DN, trong đó tiêu biểu là hỗ trợ phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước, trong đó có ngành ô tô, xe máy. Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) chỉ ra rằng, trong các chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, xe máy thì chính sách ưu đãi về thuế, phí là các chính sách nổi bật. Chính sách này là tiền đề thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ. Một số ưu đãi về thuế, phí tiêu biểu như: thuế thu nhập DN: hưởng mức thuế suất ưu đãi thấp hơn (từ 10 - 20%) trong một số điều kiện nhất định (đầu tư ở vùng địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn hoặc sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng…). Ưu đãi thuế suất thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 0% đối với linh kiện ô tô nhập khẩu theo Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp ô tô đáp ứng các tiêu chí; ưu đãi mức thuế 0% với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô đến ngày 31/12/2024. Ngoài ra, ngành này còn được hưởng ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất; doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy còn được gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất…. |
|