【lịch thi đấu vilich hôm nay】Kinh doanh xe điện: Cần hành lang pháp lý để áp dụng

时间:2025-01-10 09:32:58 来源:Empire777

xe điện

Cả nước có khoảng 1.300 xe điện đang hoạt động khai thác phục vụ du lịch. Ảnh: TL

1.300 xe điện 4 bánh được phép thí điểm hoạt động

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết đánh giá triển khai thực hiện thí điểm hoạt động xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện,điệnCầnhànhlangpháplýđểápdụlịch thi đấu vilich hôm nay do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa tổ chức, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đã có 10 địa phương gồm Hà Nội, Lào Cai, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép thí điểm hoạt động đối với xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện phục vụ chở khách du lịch trong phạm vi hẹp.

Hiện nay, có 3 địa phương gồm TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Quảng Nam tiếp tục đề xuất cho phép thực hiện.

Tổng cộng cả nước có khoảng 40 doanh nghiệp với số lượng khoảng 1.300 xe điện đang hoạt động khai thác phục vụ khá tốt nhu cầu đi lại của khách du lịch trong phạm vi hạn chế.

Cũng theo ông Trần Bảo Ngọc, sau một thời gian triển khai, xe điện đã cơ bản tạo sự văn minh thuận tiện trong công tác phục vụ du lịch, thân thiện môi trường, ít gây ô nhiễm, tiếng ồn nhỏ hơn các loại phương tiện vận chuyển khác, tốc độ di chuyển thấp nên đảm bảo an toàn khi lưu thông, chưa xảy ra vụ tai nạn nào liên quan đến loại xe này.

Đồng thời, loại hình này đã đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, góp phần tạo thuận lợi cho hành khách cũng như đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các khu du lịch và được hành khách đón nhận, đánh giá phù hợp phục vụ nhu cầu đi lại của khách trong phạm vu hẹp thay thế xe ngựa, xe ôm, xe đạp, xích lô…

Tuy nhiên, thực tế đặt ra là loại phương tiện này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ nên việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp biển số, đăng kiểm an toàn kỹ thuật, áp biểu tính các loại thuế, phí cầu đường, biểu tính thu tiền quỹ bảo trì đường bộ… đều gặp khó khăn cho cả cơ quan Nhà nước cũng như doanh nghiệp trong việc thực hiện.

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Công ty cổ phần Đồng Xuân, Hà Nội cho biết, sau hơn 5 năm hoạt động thí điểm tại quận Hoàn Kiếm, khách du lịch đến đông, nhu cầu đi lại của du khách lớn. Hiện, công ty đã nhập khẩu 40 xe điện thành phố cho phép.

Điểm đáng chú ý là chi phí đi lại của xe điện tiết kiệm hơn 50% so với xích lô. (Xích lô 600.000 đồng/giờ trong khi xe điện 300.000 đồng/giờ). Năng lực chuyên chở nhiều, vận chuyển 3 triệu khách du lịch, tổng doanh thu trên 60 tỷ đồng, đóng góp ngân sách 21 tỷ đồng. Thiết kế nhỏ gọn, cơ động phù hợp với kiến trúc giao thông phố cổ.

Chính vì vậy, đại diện Công ty cổ phần Đồng Xuân cũng đề xuất thí điểm cho xe điện hoạt động trong phạm vi hẹp, đồng thời đề xuất có cơ chế ưu đãi cho loại hình phương tiện này phát triển.

Cần sớm ban hành điều kiện kinh doanh về xe điện

Còn đại diện Sở GTVT Lào Cai lại cho rằng, để công tác quản lý tốt cần sớm ban hành điều kiện kinh doanh về xe điện, có bộ phận kiểm tra an toàn giao thông, hoạt động trong địa hình ở các tỉnh có độ dốc cao, sương mù thì phải có hướng dẫn cụ thể. Khái niệm phạm vi hẹp cần làm rõ vì đối tượng này tham gia giao thông nên cần quy định chặt chẽ hơn.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Sở GTVT Thanh Hóa nêu quan điểm, tỉnh Thanh Hóa chỉ có Thị xã Sầm Sơn là có 431 xe điện trong đó có 20 xe nhập khẩu, còn lại mua trong nước chỉ có giấy chứng nhận xuất xưởng cơ sở sản xuất và có giấy chứng nhận sản xuất thí điểm, thủ tục đăng kiểm còn giấy tờ xuất xưởng đều của doanh nghiệp nên không làm đăng ký được.

Do là loại hình mới xuất hiện tại Việt Nam, chưa có trong quy định Luật Giao thông đường bộ, nên Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT đã xin phép Thủ tướng cho phép loại hình này hoạt động thí điểm trong du lịch, phạm vi hẹp, chỉ thực hiện trong 10 địa phương.

Đến thời điểm này, xe điện đã hoạt động hiệu quả tại 1 số địa phương về vận tải hành khách du lịch, là loại hình đang trong bước tiến, có sự phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động xe điện đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập như: Luật Giao thông chưa đưa đối tượng này vào, khi xây dựng văn bản pháp luật để quản lý thì chưa chặt chẽ.

Khi đưa vào hoạt động trong phạm vi hẹp thuộc thẩm quyền vùng nào, tuyến nào thì do chính quyền địa phương đó quy định, chưa có định nghĩa phạm vi hẹp, mới dựa vào Đề án tỉnh phê duyệt, nên có địa phương quản lý rất tốt, có địa phương quản lý chưa tốt.

Cũng theo Thứ trưởng Lê Đình Thọ, mặc dù Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15/2014/TT-BCA cho phép đăng ký và Bộ GTVT ban hành Thông tư 86/2014/TT-BGTVT về đảm bảo chất lượng, kỹ thuật môi trường. Tuy nhiên, đây chỉ là những hành lang pháp lý mang tính chất tạm thời, chưa chặt chẽ. Chính vì vậy, cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý, điều kiện kinh doanh, đánh giá tác động xã hội diện rộng và có tiếp tục phát triển hay không để tham mưu trình Chính phủ./.

Trí Dũng

推荐内容