【soi kèo balan】Tăng lương không được gây tổn hại cho “sức khỏe” doanh nghiệp

  发布时间:2025-01-24 23:13:57   作者:玩站小弟   我要评论
Ông Phạm Minh Huân Theo đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ t soi kèo balan。

tang luong khong duoc gay ton hai cho suc khoe doanh nghiep

Ông Phạm Minh Huân

Theănglươngkhôngđượcgâytổnhạichosứckhỏedoanhnghiệsoi kèo balano đề xuất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức lương tối thiểu năm 2014 sẽ tăng từ 15-17%, chỉ bằng 50% so với mức đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (tăng cao nhất 36%). Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là đơn vị bảo vệ quyền lợi cho người lao động nên đương nhiên sẽ muốn tăng lương cho người lao động ở mức cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế hiện rất nhiều DN đang gặp khó khăn, mỗi kỳ tăng lương tối thiểu sẽ tác động lớn đến chi phí của DN, kể cả chi phí lương và bảo hiểm xã hội. Vì vậy rất khó để tăng được như đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngoài đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nhận các đề xuất khác từ các tiểu ban kỹ thuật và tiến hành họp ba bên (bao gồm đại diện cho phía người lao động là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện khối DN là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) để đưa ra một phương án hợp lý nhất.

Vậy mức lương tối thiểu hàng năm đang được điều chỉnh theo tiêu chí nào, thưa ông?

Chúng ta đang điều chỉnh lương theo 2 yếu tố. Một mặt là nâng dần lên mặt bằng để đáp ứng nhu cầu tối thiểu, mặt khác phải đảm bảo tiền lương thực tế. Giờ phải có lộ trình để đưa lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu. Khi đạt được mục đích rồi thì ta sẽ điều chỉnh lương tối thiểu theo chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Và đặc biệt, mức nâng lương tối thiểu phải cân đối quyền lợi của người lao động cũng như DN. Phải đảm bảo mức tăng lương tối thiểu sẽ không gây tổn hại cho đến “sức khỏe” của DN.

Được biết, theo quy định trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì mức lương tối thiểu phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Vậy mức sống tối thiểu được xác định như thế nào, thưa ông?

Hiện nay, nước ta đã hoàn toàn tính được mức sống tối thiểu căn cứ vào các nhu cầu của người lao động. Có 2 nhóm nhu cầu: Lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm. Thường thì nhu cầu lương thực thực phẩm tính theo calo, ví dụ đảm bảo cho người lao động 1 ngày là 2.300 calo thì trong đó bao nhiêu % là về lương thực và bao nhiêu % là thực phẩm. Từ nhu cầu về lương thực, thực phẩm, người ta tính về nhu cầu phi lương thực thực phẩm quy đổi. Cũng có cách xác định mức sống tối thiểu bằng cách tính chỗ ở, việc học hành, ăn mặc, giải trí.

Đang có rất nhiều ý kiến cho rằng chưa chắc người lao động sẽ được hưởng lợi khi tăng lương tối thiểu vì hiện nay nhiều DN đã trả cao hơn so với mức lương tối thiểu nên khi quy định tăng lương, cả DN và người lao động đều phải đóng thêm các khoản phí, trong khi tổng thu nhập không tăng. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Mức lương tối thiểu chỉ là mức sàn để các DN dựa vào đó chi lương và đảm bảo quyền lợi cho người lao động, hơn nữa mỗi khi đề xuất mức lương tối thiểu chúng tôi đã phải tính toán cả phần tác động đến DN. Tăng lương tối thiểu chắc chắn sẽ tác động đến sản xuất của DN. Cái khó ở chỗ, người lao động thì muốn tăng nhiều, DN thì khó khăn, tăng ít nên bao giờ cũng tạo ra dư luận trái chiều. Để tránh bị ảnh hưởng, tốt nhất là DN nên tiết giảm chi phí sản xuất. Và để quá trình tăng lương đạt hiệu quả mong muốn là đảm bảo đời sống tối thiểu của người lao động thì vấn đề cần triển khai đồng thời là giảm giá thành các mặt hàng thiết yếu, tránh tình trạng lương chưa tăng giá thị trường đã tăng ào ào - câu chuyện liên tục diễn ra trong những năm qua.

Với việc thành lập Hội đồng Tiền lương Quốc gia với sự tham gia của cơ chế ba bên thì vai trò của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc đề xuất mức lương tối thiểu là gì, thưa ông?

Trước khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia được thành lập thì việc thay đổi lương theo cơ chế 3 bên, nhưng chỉ là Chính phủ đưa ra phương án và lấy ý kiến đóng góp. Nhưng từ ngày 1-5-2013, Bộ luật Lao động (sửa đổi) có hiệu lực thì bắt đầu từ lần điều chỉnh lương tối thiểu năm 2014 trở đi, Hội đồng Tiền lương Quốc gia mới thực hiện chức năng tư vấn, khuyến nghị Chính phủ về ban hành mức lương tối thiểu.

Chính phủ sẽ nhận được những tư vấn trực tiếp về mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu khối DN từ Hội đồng Tiền lương Quốc gia, thay cho cơ chế tư vấn gián tiếp cũ (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tự nghiên cứu, đưa ra các mức tăng lương, trình Chính phủ xem xét, quyết định).

Với thành phần Hội đồng gồm 15 thành viên là các đại diện giới chủ sử dụng lao động, công đoàn và cơ quan đại diện Chính phủ, tiền lương tối thiểu sẽ được thảo luận trên cơ chế tham vấn. Để quyết định mức điều chỉnh lương tối thiểu, Hội đồng sẽ họp để đại diện ba bên tự đưa ra mức tăng mong muốn rồi cùng bàn bạc dựa trên tình hình kinh tế vĩ mô, khả năng của DN, chỉ số giá tiêu dùng và mức sống tối thiểu của người lao động.

Từ những số liệu tham chiếu đó, các bên sẽ thảo luận và thống nhất một phương án hợp lý nhất, bảo đảm hài hòa lợi ích của cả người lao động lẫn giới chủ cũng như phù hợp với tình hình kinh tế để Hội đồng trình Chính phủ quyết định.

Lúc đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đóng hai vai, nếu thuộc Hội đồng Tiền lương Quốc gia thì theo cơ chế hoạt động của Hội đồng, nếu thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thì vẫn phải nghiên cứu, đề xuất kế hoạch điều chỉnh lương tối thiểu. Có thể phương án của Bộ trùng với Hội đồng nhưng cũng có thể khác và cần phải lý giải để đưa ra phương án chung. Bên cạnh các bên như nói trên, Hội đồng có thể mời thêm các chuyên gia phản biện để đi tới thống nhất phương án điều chỉnh lương kèm theo các phân tích, diễn giải.

Xin cảm ơn ông!

Xuân Thảo (thực hiện)

相关文章

最新评论