游客发表
Chỉ có không hiểu hoặc là xem thường pháp luật mới có cái kiểu đỗ xe trên phần đường ưu tiên cho người đi bộ thế này
Tan sở,áchnhiệmđạođứnhận định al nassr tôi lấy ô tô đánh ngược lên đường Điện Biên Phủ (ĐBP) để về nhà. Đường ĐBP là con đường thẳng tắp. Trước đây, đường rất hẹp, nên xe cộ chỉ được lưu thông 1 chiều từ hướng cầu Nam Giao lên, còn đi về thì phải theo lối Phan Bội Châu xuôi về Bến Ngự. Sau khi được đầu tư nâng cấp, mở rộng, đường ĐBP được cho phép lưu thông 2 chiều, bất kể ô tô hay là mô tô, xe máy.
Nói rộng là rộng vậy, nhưng đường ĐBP vẫn chỉ được vạch phân thành 2 làn chứ không phải là thênh thang 4-6 làn như cao tốc hoặc một số đoạn của tuyến Quốc lộ 1A, một số tuyến đường rộng của nội thị… Cho nên, việc điều khiển ô tô trên tuyến ĐBP đòi hỏi phải cẩn thận, đúng luật trong di chuyển, tránh, vượt, dừng, đỗ… mới có thể tránh được tai nạn đáng tiếc; nhất là khi mà đây là tuyến đường có mật độ giao thông khá đông. Vậy nhưng, thật phiền lòng và cũng thật bức xúc khi những gì diễn ra lại không được như vậy. Mới cách đây mấy hôm thôi, khi tôi đang đánh xe về nhà, từ phía sau, một chiếc 4 chỗ màu đỏ sẫm vượt lên qua mặt xe tôi. Vượt xe vốn là chuyện bình thường, nhưng bất thường ở đây là người ta đã không bấm còi, đèn xin vượt, và lại còn vượt bên phải. Thật may là do có thói quen thỉnh thoảng liếc nhìn kính chiếu hậu để quan sát, nên tôi mới có thể bình tĩnh cho xe cứ thẳng hướng mà tiến, còn không, giật mình đánh lái sang phải để tránh cho xe vượt như thông lệ, thì va chạm là điều chắc chắn đã xảy ra!
Học và sát hạch nghiêm túc sẽ là giải pháp căn cơ để hạn chế tai nạn giao thông
Rồi chuyện dừng đỗ. Luật đã quy định rất rõ là nếu dừng, đỗ ô tô ở các ngã rẽ, ngã ba, ngã tư…thì ít nhất ô tô phải dừng, đỗ cách điểm giao 5m. Quy định này là để cho người, phương tiện ở phía giao cắt khi đến đây có khoảng trống cần thiết để có thể quan sát xe cộ, đặc biệt là ở phía bên trái đi tới nhằm có phương án xử lý chủ động. Còn không, tầm nhìn bị che khuất thì sẽ rất dễ xảy ra tai nạn chết người. Vậy nhưng, cũng trên tuyến ĐBP, rất nhiều ô tô đã không tuân thủ quy định của luật. Dừng, đỗ để ghé ăn sáng, để bốc dỡ hàng hóa điềm nhiên không một chút áy náy và cũng rất ít thấy bị nhắc nhở, xử lý.
Hoặc nữa là chuyện đánh xi-nhan để xin đường. Xe máy thôi…khỏi chấp, chứ ô tô là không thể chấp nhận. Cái này ai đi học lái đều hiểu, bởi được giáo viên nhắc rất kỹ, và thiếu nó là sẽ bị trừ điểm khi sát hạch. Thế mà không hiểu sao, đã nhận bằng, đã ngồi sau vô lăng nhưng lại quên hoặc thậm chí nhầm. Đó cũng là trường hợp mà tôi mới “va” với chiếc ô tô chạy trước theo hướng Nam Giao về Từ Đàm. Chẳng hiểu sao bác tài cho xe giảm tốc độ, đánh xi-nhan bên trái nhưng lại…tấp vào lề bên phải làm tôi thêm một phen hú vía. May mà mình không chủ quan cho xe vượt lên khi thấy ô tô trước đã xi-nhan rẽ trái, không thì sứt đầu mẻ trán với nhau là điều khó tránh.
Vì ĐBP là tuyến đường mà ngày nào tôi cũng phải đi - về mấy bận nên được chứng kiến, chứ tôi tin trên những tuyến đường khác, những kiểu chạy xe đầy “quan ngại” như vậy cũng là không hiếm. Ngay như góc đường Phan Bội Châu - Ấu Triệu, do có một điểm bán trái cây cạnh đường nên có chị đã thoải mái dừng ô tô luôn giữa đường để mua cho tiện. Trường hợp này cũng tương tự một bác tài nữ đã cho xe đỗ chạng ạng giữa đường Trần Hưng Đạo để vào mua sắm tại tiệm bánh Bảo Thạnh, khiến người của tiệm bánh đã phải gọi tìm để yêu cầu đỗ lại. Tôi chứng kiến là do hôm ấy chở bà vợ sang đấy để sắm sửa mấy món quà chuẩn bị mang đi Hà Nội. Hay tình trạng dừng, đỗ song song với một xe khác đang dừng, đỗ ở phía bên kia, khiến lòng đường đột nhiên bị thắt lại, vừa ảnh hưởng giao thông vừa là hành vi phạm luật cũng có thể bắt gặp không hiếm… Và nếu thống kê thì chắc chắn còn nhiều kiểu vi phạm khác nữa.
Nhiều người hỏi, tại sao lái ô tô mà lại coi thường luật giao thông, coi thường tính mạng của người đi đường đến thế? Hỏi, nhưng đồng thời cũng là để phê bình, để lên án. Tôi cũng nhiều lần tự hỏi như thế khi phải chứng kiến hoặc phải đối phó với các kiểu điều khiển xe lung tung xèng như thế. Nhưng rồi ngẫm lại, thấy không khéo có khi “trách oan” cho bác tài. Có thể không phải họ cố tình vi phạm mà do không biết, không hiểu (luật) nên mới vi phạm mà thôi. Nói như vậy là bởi tôi từng vô tình “sát hạch” vài người từng học và có bằng lái ô tô, đơn giản là các biển báo bên đường nhưng có người vẫn phải đoán, và đoán trật! Đó là đối với những biển báo thông thường, phổ biến. Còn đến những nơi biển báo “loằng ngoằng” cả cụm nữa thì chỉ có mà… thảm họa!
Cầm vô lăng không khó nhưng không giản đơn chút nào. Cẩn thận, tỉnh táo, bình tĩnh là những tố chất cần thiết. Nhưng, quan trọng hơn nữa là phải hiểu, phải nắm luật và tự giác tuân thủ luật. Đó vừa là trách nhiệm vừa là đạo đức của người cầm lái. Còn nếu không, hậu họa là điều có thể thấy trước.
Bài, ảnh: Hàn Yên
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接