Tác động của làn sóng di cư mới tới các nền kinh tế phát triển EU chật vật với cuộc khủng hoảng di cư Thách thức về di cư |
Người nhập cư vào Mỹ tăng mạnh trong năm 2023. |
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Mỹ, lực lượng lao động là người sinh ra ở nước ngoài hiện cao hơn 9% so với đầu năm 2019. Ở Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone), Canada và Anh, con số này cao hơn khoảng 20%. Dòng lao động nhập cư phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Mỹ, song tác động chắc chắn lớn hơn nhiều do ảnh hưởng tới lạm phát, mức sống và ngân sách Chính phủ. Hơn nữa những người nhập cư hiện nay đã khác so với trước kia, nhiều người là lao động tay nghề thấp.
Thống kê cho thấy tỷ lệ người di cư đến Australia theo thị thực lao động tay nghề cao hơn 20% so với năm 2019, trong khi số du khách ba lô và sinh viên được cấp thị thực làm việc tăng. Tại Canada, 800.000 sinh viên nước ngoài và công nhân làm việc tạm thời chiếm phần lớn mức tăng dân số 3,2% vào năm ngoái - mức tăng nhanh hơn hầu hết các quốc gia ở khu vực miền Nam Sahara châu Phi.
Anh rời EU trên cơ sở cam kết về một chương trình nhập cư lao động tay nghề cao với số lượng nhập cư giảm. Tuy nhiên, chỉ chưa đến 20% số người đến Anh vào năm ngoái là lao động tay nghề cao. Số người nhập cư được cấp phép lao động liên quan đến những công việc yêu cầu trình độ thấp hơn bậc đại học tăng từ 11% trong năm 2021 lên 62% vào năm 2023.
Có một thực tế là những ngành trả lương cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm, có xu hướng không được hưởng lợi nhiều từ làn sóng di cư. Đơn cử như trong lĩnh vực xây dựng của Canada, vốn đòi hỏi thợ lành nghề, chỉ 5% số người không cư trú dài hạn làm việc trong lĩnh vực này, dưới mức trung bình 8% trong tổng số việc làm do lao động nhập cư đảm nhiệm.
Do đó, có quan ngại rằng lao động di cư tay nghề thấp đang làm giảm thu nhập. Theo ông Giovanni Peri tại Đại học California ở Davis (Mỹ), khi người nhập cư tay nghề thấp đến và làm việc với thu nhập dưới mức trung bình, GDP đầu người sẽ giảm ngay cả khi sự hiện diện của họ làm tăng thu nhập của mỗi cá nhân. Một số người cũng lo ngại rằng lao động giá rẻ sẽ ngăn cản các công ty đầu tư để tăng năng suất. Một nghiên cứu của tác giả Ethan Lewis thuộc Đại học Dartmouth cho thấy lượng nhập cư cao vào Mỹ trong những năm 1980-1990 khiến các nhà máy sử dụng ít máy móc hơn. Ở Australia và Canada, tỷ lệ vốn trên lao động hiện đang giảm.
Trong khi đó, tại phần lớn các nước giàu, hệ thống hành chính công đang chịu áp lực: tắc đường và danh sách dài chờ khám bệnh ở những quốc gia có hệ thống chăm sóc sức khỏe công. Theo ông Mikal Skuterud tại Đại học Waterloo, đó không phải là tác động bên ngoài mà là tác động trực tiếp từ những người nhập cư mới làm ảnh hưởng đến cung cầu. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các nước giàu sẽ phải tìm ra biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề di cư.