Bổ sung tiền ngân sách,ơquannhànướcnhậnquàtặngQuyđịnhchặtchẽđểtránhlợidụkết quả giải bóng đá argentina kho số vào tài sản công
Đánh giá chung về dự thảo Luật, các đại biểu cho rằng dự thảo đã được hoàn thiện công phu, chi tiết, cơ bản đáp ứng các yêu cầu của quản lý nhà nước về tài sản công. Nhiều đại biểu đồng tình với việc dự thảo luật đã bổ sung nội dung tài sản là tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước vào khái niệm và phân loại tài sản công; bổ sung nội dung “kho số khác phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật” vào dự án Luật.
Góp ý kiến cho dự thảo, đại biểu (ĐB) Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội cho rằng, cần quy định chặt chẽ các loại tài sản cho, biếu, tặng đối với các cơ quan, đơn vị nhà nước vì đã có bài học trong thời gian qua. Ranh giới giữa sử dụng tài sản này cho mục đích công và nhu cầu cá nhân khó phát hiện, khó xác định, thậm chí có thể nảy sinh tiêu cực. Nếu doanh nghiệp tặng cho có thể nảy sinh sự đối xử thiếu công bằng giữa các doanh nghiệp trên một địa bàn, trong một dự án. Do đó, ngoài việc nhận tài sản phù hợp với quy định pháp luật, thì cần quy định rõ mục tiêu sử dụng. Thứ nhất, quy định sử dụng vào mục đích công. Thứ hai là quy định có thể đưa vào đấu giá để phục vụ an sinh xã hội.
Phân tích về vấn đề này, đại biểu Bế Minh Đức (Cao Bằng) cho rằng, pháp luật không cấm việc cá nhân, doanh nghiệp cho, tặng tài sản làm tài sản công. Trên thực tế, những doanh nghiệp có thực lực, không vụ lợi, muốn đóng góp cho Nhà nước, nên họ đã cho, biếu tặng tài sản cho Nhà nước. Do đó, đại biểu tán thành việc tài sản được cho biếu tặng được xác lập quyền sở hữu toàn dân, như đã quy định tại điều 46 của dự thảo luật. Tuy nhiên, các cơ quan, đơn vị chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp không đúng quy định pháp luật phải từ chối, giải thích ngay cho đơn vị. Trường hợp không trả lại được thì phải báo cáo lên cấp trên. ĐB cũng cho rằng không nên liệt kê tài sản không được cho, biếu tặng cụ thể, mà chỉ nên quy định dựa vào tiêu chuẩn, chế độ.
Cùng quan điểm này, ĐB Nguyễn Thanh Hồng, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh cho rằng, ngoại trừ việc biếu tặng mang tính lợi dụng, còn lại cũng không nên từ chối sự đóng góp của cá nhân, tổ chức để phục vụ mục đích xã hội hoá, an sinh xã hội. “Không nên quá nặng nề mà nên quy định thêm nguyên tắc để hạn chế việc lợi dụng”, ĐB Nguyễn Thanh Hồng nói.
Đề xuất cấm nhận quà tặng là ô tô cho cá nhân
Báo cáo giải trình tại hội nghị về vấn đề này, Chủ nhiệm ban Tài chính ngân sách (UBTCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể điều kiện các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước được nhận và không được nhận quà tặng; xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với quà tặng; xử lý quà tặng trong trường hợp việc tiếp nhận phù hợp về đối tượng, tiêu chuẩn, định mức, chế độ.
Theo đó, các cơ quan, đơn vị chỉ được nhận quà tặng theo đúng quy định của pháp luật, đối với quà tặng không đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng thì đại diện cơ quan, đơn vị phải từ chối và giải thích rõ lý do với người tặng quà. Trường hợp không từ chối được thì phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và xử lý theo quy định của pháp luật. Dự thảo luật quy định việc giao tài sản công cho cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, đồng thời giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản, trong đó có tài sản do các tổ chức, cá nhân cho, tặng các cơ quan, đơn vị của Nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc tiếp nhận các tài sản cho, biếu, tặng trong thời gian vừa qua không nhiều, nhưng có một số trường hợp đã bị lợi dụng gây dư luận không tốt, việc thực hiện các quy định của pháp luật (Nghị định của Chính phủ) chưa nghiêm. Do đó, cần bổ sung các quy định về điều kiện được tiếp nhận, xử lý đối với các loại tài sản cho/biếu/tặng tại văn bản dưới luật vào Dự thảo luật, theo hướng: nghiêm cấm tiếp nhận đối với tài sản là ô tô và phương tiện làm việc cho cá nhân dưới hình thức cho/biếu/tặng, chỉ cho phép tiếp nhận các loại tài sản trên để phục vụ cho hoạt động từ thiện, nhân đạo và các loại tài sản chuyên dùng như: xe chuyên dùng phục vụ cấp cứu, văn hóa xã hội, thể thao, nghiên cứu khoa học, phòng cháy chữa cháy, phòng chống thiên tai…
Đồng tình với nội dung giải trình như báo cáo của UBTCNS, phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng về cơ bản hướng quy định như vậy là đảm bảo. Những băn khoăn khác của đại biểu sẽ được nghiên cứu, tiếp thu theo hướng bám sát các chính sách hiện nay đã có về chế độ, định mức.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, trên thực tế, việc các tổ chức trong và ngoài nước biếu, tặng những tài sản cho mục tiêu an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo là bình thường. Còn những trường hợp dư luận băn khoăn chủ yếu liên quan đến việc nhận hay không nhận biếu tặng ô tô thì đã có các quy định, thủ tục về xác lập tài sản nhà nước, quy định về chế độ, định mức để căn cứ vào đó xử lý./.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, hiện nay đã có các quy định cụ thể về các tài sản biếu, tặng. Điều quan trọng là phải được sử dụng đúng tiêu chuẩn, định mức. “Nếu được tặng xe 3 tỷ đồng, mà định mức dùng xe 1 tỷ đồng thì không được sử dụng. Bên cạnh đó, đã là tài sản Nhà nước thì không thể trả lại như bình thường, mà phải qua đấu giá”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói. |
H.Y