【kinh nghiệm chơi xóc đĩa】Chiến trường K9 và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Lê Đức Anh

作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 20:59:34 评论数:
chien truong k9 va tam nhin chien luoc cua dai tuong le duc anhĐại tướng Lê Đức Anh gắn bó với những căn cứ cách mạng miền Nam
chien truong k9 va tam nhin chien luoc cua dai tuong le duc anhĐại tướng Lê Đức Anh - Người con ưu tú của quê hương Thừa Thiên-Huế
chien truong k9 va tam nhin chien luoc cua dai tuong le duc anh
Thiếu tướng Lê Xã Hội - nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9,ếntrườngKvàtầmnhìnchiếnlượccủaĐạitướngLêĐứkinh nghiệm chơi xóc đĩa Tham mưu trưởng Quân khu, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4

Thiếu tướng Lê Xã Hội, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 9, Tham mưu trưởng Quân khu, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 4 năm nay đã 82 tuổi, trong hồi ức đã nhớ về nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh với lòng kính trọng và ngưỡng mộ. Với ông, Đại tướng đã để lại dấu ấn rất đặc biệt trong lòng các tướng lĩnh, cán bộ, chiến sĩ, quân và dân miền Tây Nam bộ. Sự ra đi của nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng đã để lại trong ông nỗi tiếc thương vô hạn. Phóng viên VOV thường trú khu vực ĐBSCL đã có cuộc phỏng vấn với Thiếu tướng Lê Xã Hội về những chiến công vang dội trên chiến trường khu 9 mà Đại tướng Lê Đức Anh là người chỉ huy các trận đánh này.

Thưa Thiếu tướng, ông có những nhận định gì về tầm nhìn chiến lược và sáng tạo trong cách đánh của Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh trong thời điểm ông là chỉ huy chiến trường khu 9?

Thời anh Lê Đức Anh với anh Võ Văn Kiệt năm 1969, một anh về đây làm Tư lệnh, một anh là Bí thư Khu ủy. Sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, tình hình Khu 9 gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Tướng lĩnh về nhận một chiến trường rất quyết liệt đối với địch, ở vùng này là vùng 4 chiến thuật. Địch tập trung người và của để chi viện cho toàn chiến trường miền Nam của ngụy Sài Gòn và đế quốc Mỹ. Khi 2 đồng chí về đây đã góp phần đánh bại chiến lược “trực thăng vận” và “thiết sa vận” của địch sau Mậu Thân. Nổi bật ở đây là trận ở khu 8 và khu 9 gồm trận Ấp Bắc và trận Chà Là, bắn rơi nhiều trực thăng của địch. Tiểu đoàn 306 lên chiến trường Vĩnh Trà, đánh ở Trà Ôn, xã Hòa Bình, diệt 16 trực thăng. Qua đó bẻ gãy toàn bộ các gọng kìm. Tôi cho đó là tướng lĩnh chỉ huy rất giỏi. Thứ hai, địch tập trung 75 lượt tiểu đoàn đánh vào Long Mỹ, xưa gọi là vùng Chương Thiện giờ là Hậu Giang.

chien truong k9 va tam nhin chien luoc cua dai tuong le duc anh
PV Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Lê Xã Hội.

Qua tài thao lược đã đánh bại chiến lược đó mà lúc đó ta chỉ có một trung đoàn bộ binh của Quân khu 9. Lần lượt chỉ đạo kìm chân địch để đánh bại lần lượt chiến thuật đó. Đồng chí Lê Đức Anh có tầm nhìn chiến lược rất giỏi. Hiệp định Paris đã ký kết, địch tiến hành bình định thì đồng chí Lê Đức Anh chủ trương đánh. Chúng tôi lúc đó là cán bộ trung đoàn đánh để giành thắng lợi. Lúc đó đánh quyết liệt. Vấn đề thứ hai là khi kết thúc cuộc chiến tranh năm 1975, vẫn còn nhiều vấn đề, mà đồng chí Lê Đức Anh được rút lên chặn ở phía Nam thì đồng chí vẫn nhắc nhở tôi là có các cách đánh sao cho phù hợp nhất, phải ngăn cắt từ tuyến Ngã ba Trung Lương và đánh ở Vĩnh Long, thứ ba là đánh chiếm ở phía bắc Cần Thơ.

Với những chỉ đạo quyết đoán như vậy, tôi cho rằng rất tài tình.

Không chỉ có tầm nhìn chiến lược và sáng tạo trong cách đánh mà Đại tướng còn có sự phán đoán tình hình trước sự trở mặt của tập đoàn Pol Pot -Ieng Sary. Ông có nhận định về vấn đề này như thế nào?

Lúc đó, sau 1975, đồng chí trở lại làm Tư lệnh lần thứ 2, nhận định tình hình ở Campuchia, sự phản động của tập đoàn Pol Pot thì đồng chí Lê Đức Anh là một người đấu tranh, nhận thức, phán đoán biết trước. Cho nên đồng chí chủ trương khôi phục lại các đơn vị và tổ chức giữ lại các đơn vị. Lúc đó có nhiều ý kiến, nhưng đồng chí cương quyết. Khi có lệnh đánh sang thì tập trung đánh nhanh. Về vấn đề này tôi cho rằng, đồng chí đã quán triệt quan điểm của Đảng 2 vấn đề có tài và có hiểu biết về lịch sử nhất.

Trong thời điểm khi Đại tướng Lê Đức Anh ở Quân Khu 9, những chiến thuật, cách đánh mà Đại tướng đã chỉ đạo mang lại thắng lợi lớn. Trong đó chiến thuật “đặc công hóa” là một chỉ đạo áp dụng rất thành công. Ông có thể nói rõ hơn về cách đánh này?

chien truong k9 va tam nhin chien luoc cua dai tuong le duc anh
Thiếu tướng Lê Xã Hội chụp ảnh cùng Đại tướng Lê Đức Anh năm 2017

Đối với đồng chí Lê Đức Anh, khi đã về chiến trường này thì có 2 việc. Thứ nhất là nhiều đồng chí nói bộ đội chủ lực xuống đây không hoạt động được thì đồng chí Lê Đức Anh lại tăng cường lực lượng xuống. Đồng chí đã điều động Trung đoàn 2 đưa về Miền rồi rút trở lại, tăng cường thêm Trung đoàn 10 và Trung đoàn 20. Từng bước tập trung lực lượng lại và xây dựng nên Sư đoàn 4 là trước tiên nhất để đánh tập trung. Cái hay của Đại tướng là cho đóng phân tán, nhưng khi đánh là tập trung, vững mục tiêu, có tính chất chiến lược, quyết định. Sau Mậu Thân 1968, lực lượng còn lại ít, thì đồng chí chuyển từ bộ binh sang đánh “đặc công hóa” rất hiệu quả. Từ đó, phát triển từ đánh nhỏ lẻ lên đánh lớn, chuyển từ đánh ban đêm sang đánh ban ngày, kết hợp hỏa lực hỗ trợ. Đây là sự uyển chuyển, hiệu quả trên chiến trường, vận dụng các hình thức để phù hợp với chiến trường lúc bấy giờ.

Qua những ký ức của ông về Đại tướng, ngoài vị tướng có tài thao lược trên chiến trường, thì ông còn lưu giữ những tình cảm, sự gắn bó giữa người thủ trưởng với những cán bộ, đơn vị mà đại tướng chỉ huy?

Tôi thấy ở đồng chí Lê Đức Anh có 2 việc mà tôi rất nhớ. Thứ nhất là ông quy tụ được tình đoàn kết trong Bộ Tư lệnh và Đảng ủy Quân khu và tất cả các đồng chí bí thư tỉnh ủy các tỉnh. Thứ 2 là nắm rất vững từng cán bộ một ở từng đơn vị, từng cương vị, từ tiểu đoàn đến trung đoàn. Khi cần những đồng chí này như thế nào thì cử ngay. Đồng chí đấu tranh và nói rất thẳng, giao nhiệm vụ rất rõ ràng. Khen là khen mà phạt là phạt. Rất nghiêm.

Chúng tôi thấy trong khóe mắt ông cay cay khi nhắc về Đại tướng?

Tôi nghe đồng chí mất… Tôi nhớ quá. Hồi tối hôm qua… tôi khó khăn, trằn trọc lắm. Ở đây nói lên được tình cảm của mình, nói với lòng kính trọng, là người anh, người thầy, là người chỉ huy, dạy bảo mình trưởng thành đến ngày hôm nay.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông về ký ức không thể nào quên đối với nguyên Chủ tịch nước - Đại tướng Lê Đức Anh.