【tỷ số bremen】Ngành cá tra: Sẵn sàng từ miếng phi lê đến ẩm thực !
Đến cuối tháng 8-2017,ẵnsngtừmiếngphilđếnẩmthựtỷ số bremen giá cá tra ở mức cao, ổn định nhất trong 5 năm trở lại đây. Trong khi nhiều thách thức tiếp tục đang đặt ra ở các thị trường truyền thống lâu nay như EU, Mỹ, thì cơ hội đang rộng mở ở thị trường Trung Quốc. Các chuyên gia trong ngành cá tra khuyến khích: “Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hãy chuẩn bị cho bước chuyển từ cung cấp sản phẩm phi lê chuyển sang công nghiệp ẩm thực”.
Người nuôi cá tra đang trông ngóng vào giá cá tra nhích lên.
Hài hòa xuất khẩu tiểu ngạch và chính ngạch
Thực tế, nhiều người rất lo lắng thị trường của cá tra Việt Nam sẽ đối diện nhiều khó khăn khi phía Mỹ áp dụng nhiều rào cản thương mại, cùng lúc hình ảnh cá tra Việt Nam bị “bôi xấu” ở thị trường EU. “Thực tế không diễn ra theo chiều hướng xấu. Có sự thay đổi thú vị. Thị trường này giảm, thì tăng ở thị trường kia”, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, nhận định. Theo ông Võ Hùng Dũng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu mới nổi. Nhưng giá trị và cấu trúc thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường Trung Quốc ngày càng có xu hướng tăng: năm 2014 chiếm 6,4%, năm 2015 là 10,3%, năm 2016 là 17,8 %, trong 6 tháng đầu năm 2017 chiếm 20,5%. Dự báo trong năm 2017, thị trường Trung Quốc sẽ có thể vượt qua Mỹ, lên dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam. Có thể nói, hình ảnh cá tra Việt Nam đang tạo được ấn tượng tốt ở thị trường Trung Quốc, bởi họ rất tin tưởng vào cách quản trị ngành hàng cá tra Việt Nam khi đã đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe từ EU và Mỹ.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, đến giữa tháng 8-2017, ĐBSCL đã thu hoạch 2.120ha cá tra, sản lượng đạt 650.000 tấn. Trong đó, cao nhất là tỉnh Đồng Tháp với 271.500 tấn, tiếp theo là Bến Tre với 107.500 tấn. Giá cá tra đứng ở mức cao ở các tháng đầu năm 2017, khoảng 24.000-27.000 đồng/kg. Hiện nay có giảm chút ít nhưng vẫn ở mức cao, khoảng 23.000 đồng/kg (nông dân có thể đạt lợi nhuận khoảng 4.000 đồng/kg cá tra). Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 850 triệu USD, tăng khoảng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia cá tra nhận định: Các hoạt động xúc tiến thương mại sang Trung Quốc không chỉ ở vùng duyên hải nữa mà sâu bên trong nội địa (Hồ Bắc, Tứ Xuyên). Trung Quốc hiện là thị trường tiềm năng nhưng đang là điểm nóng thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, việc kiểm soát hàng hóa qua tiểu ngạch là một vấn đề đang đặt ra. Thị trường Trung Quốc cũng đòi hỏi sản phẩm phải đảm bảo chất lượng và sản phẩm cá tra xuất sang Trung Quốc cũng dần sẽ theo những tiêu chuẩn nhất định mà phía Trung Quốc yêu cầu. “Thị trường cá tra đang rất thuận lợi khi Trung Quốc đã mở cửa nhập chính ngạch. Người nuôi, doanh nghiệp và cơ quan quản lý cần phối hợp chặt, nắm bắt thị trường, cân đối diện tích nuôi cho hợp lý để tránh rủi ro. Đối với thị trường Trung Quốc, vấn đề hiện nay là các doanh nghiệp cần có giải pháp tích cực hài hòa giữa thị trường tiểu ngạch và chính ngạch. Tránh cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng lẫn nhau”, ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, nhận định.
Sau phi lê đến chế biến cho ẩm thực
Các chuyên gia cá tra cho rằng: Mỹ đang đưa ra nhiều “hàng rào” đối với sản phẩm cá tra Việt Nam, khó khăn và nhiều thách thức đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam. Song, người Mỹ cần sản phẩm cá tra, không thể triệt tiêu ngành hàng này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải kiên trì và có giải pháp hữu hiệu để trụ vững ở thị trường Mỹ và EU (chiếm khoảng 30% trong cấu trúc thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam). Việc “neo” cá tra ở thị phần này sẽ duy trì sự đa dạng hóa thị trường, giữ uy tín và thương hiệu của cá tra Việt Nam.
Tuy nhiên, ngành hàng cá tra của Việt Nam đang đứng trước bước chuyển lớn. Đó là lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam: chỉ xuất khẩu cá tra phi lê sang nhiều thị trường. Trong khi đó, thị trường Trung Quốc lại cần cá tra gần như nguyên con (có đầu, đuôi…). Hiện dân Trung Quốc rất thích các món ăn chế biến từ cá tra. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng chuẩn bị cho việc chuyển đổi một phần chế biến cá tra phi lê sang công nghiệp chế biến ẩm thực. Cần hiểu rõ thị trường Trung Quốc đang xem các món ăn thủy sản là “thời thượng”. Nếu tìm hiểu kỹ và chế biến sâu thì khả năng cơi nới thị trường là rất lớn. Theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, một số vùng ở Trung Quốc rất muốn giao lưu về kỹ năng ẩm thực trong chế biến cá tra với các doanh nghiệp ở ĐBSCL. Trong tháng 10-2017, Hiệp hội Cá tra Việt Nam sẽ tổ chức sự kiện Mekong Chef 2017 với chủ đề: “Ngày hội ẩm thực cá tra Việt Nam và xúc tiến thương mại”.
Mekong Chef là một sự kiện tiêu biểu của Hiệp hội được tổ chức thường niên, nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm cá tra của các doanh nghiệp với thị trường qua các món ăn được chế biến từ các đầu bếp chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Mekong Chef 2017, sẽ giới thiệu ít nhất 30 món ăn được chế biến từ cá tra với các đầu bếp trong nước và quốc tế, kết hợp với hoạt động biểu diễn ẩm thực của các đầu bếp nổi tiếng và chương trình “dùng thử sản phẩm cá tra Việt Nam”. Đây sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp ĐBSCL quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm và là cách thiết thực tiếp cận thị trường Trung Quốc.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế - củng cố hình ảnh, kênh bán hàng mới, từng bước lập sàn giao dịch thủy sản, thực phẩm. Các doanh nghiệp cần thúc đẩy cạnh tranh và tái cấu trúc ngành hàng cá tra; nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng hình ảnh và thương hiệu cá tra Việt Nam. Chiến lược thị trường: Tập trung phát triển các thị trường có sẵn (Mỹ, EU, Trung Quốc, ASEAN, chiếm 50-60% thị phần). Thúc đẩy cải thiện chất lượng ngành cá tra: tập trung sản xuất con giống tốt gắn với nghiên cứu, ứng dụng và tuyên truyền khoa học công nghệ trong khâu sản xuất giống, nuôi, thức ăn. |
Bài, ảnh: VĨNH TƯỜNG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người
- Nghệ An tiêu hủy 400kg chân giò lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Đồng Nai tạm giữ 4 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc bốc mùi hôi thối
- Bác sĩ cảnh báo: Uống giảo cổ lam tùy tiện có thể gây tai biến nguy hiểm
- “Trợ lý ảo” VAV
- Cảnh báo hình thức lừa đảo tư vấn sức khỏe trên mạng
- Xử phạt hành chính một doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tại Thái Bình
- Công ty mỹ phẩm Nhật Việt tiếp tục bị xử phạt 80 triệu đồng
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- QUATEST 4
- Nguy hại khi tiêm hợp chất silicon lỏng không rõ nguồn gốc để nâng cấp ngực
- Vĩnh Phúc thu giữ lượng lớn phụ kiện điện thoại không có nhãn phụ bằng tiếng Việt
- Một gia đình ở Lai Châu bị người kích điện bắt giun gây hư hại 10ha vườn chuối
- Lừa đảo tinh vi nhắm vào người dùng Gmail
- Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- Bắc Giang phát hiện 6.100 áo len đã qua sử dụng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán qua Facebook
- Giải pháp xác minh danh tính số đảm bảo an toàn trong ký kết hợp đồng điện tử
- Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng
- Tài xế che biển số, đi lùi trên cao tốc Long Thành
- Cảnh báo: Băng vệ sinh chứa kim loại nặng, chất diệt cỏ nguy cơ gây ung thư