Pháp luật chưa đủ Về vấn đề này,ửlýtàisảnđảmbảoPhápluậtchưatôntrọngchủnợkèo leicester theo ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mấu chốt của việc xử lý TSĐB là việc xác định giá trị và trách nhiệm xử lý. Có những trường hợp ngân hàng chấp thuận cho khách hàng vay nhưng chỉ yêu cầu TSĐB bằng 60-70% giá trị, nhưng khi yêu cầu trả nợ, pháp luật vẫn cho rằng TSĐB thuộc quyền của người đi vay, ngân hàng không có trách nhiệm xử lý, trong khi rõ ràng, ngân hàng đã bỏ ra một khối tài sản lớn hơn, nên đáng lẽ ngân hàng phải được toàn quyền xử lý khối tài sản đó. Không những thế, ông Thắng còn bức xúc khi cho rằng, về nguyên tắc, TSĐB được coi là ngang giá với giá trị tài khoản được vay, nhưng luật pháp hiện hành lại yêu cầu ngân hàng khi xử lý phải đảm bảo bán TSĐB không được thấp hơn và không ảnh hưởng đến quyền lợi của người đi vay. Vì thế, trong quá trình đòi nợ, nếu bên đi vay không hợp tác, không chịu ký thỏa thuận về giá, hay không chấp nhận thỏa thuận mua bán… thì ngân hàng không thể thu hồi nợ. Ngoài ra, đại diện của Vietcombank cũng chia sẻ, trong việc bảo đảm khi vay vốn có bảo lãnh bằng bên thứ ba, nhưng khi xảy ra nợ không trả được thì các quy định pháp luật lại yêu cầu xử lý TSĐB của người đi vay trước, sau đó mới xử lý đến bên thứ ba. Nếu TSĐB của bên đi vay không xử lý được thì tài sản của bên thứ ba cũng không thể xử lý khiến khoản nợ bị treo, gây lãng phí. “TSĐB cũng có tỷ lệ rủi ro, nên với trường hợp ba bên nêu trên, TSĐB nào xử lý nhanh được thì xử lý trước để ngân hàng nhanh chóng thu hồi vốn, đưa dòng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh khác”, ông Phạm Mạnh Thắng đề nghị. Cũng gặp phải những vẫn đề tương tự, bà Bùi Như Ý, Phó Giám đốc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết thêm, ví dụ như việc xử lý TSĐB là dự án đầu tư xây dựng nhà ở hiện vẫn chưa có các hướng dẫn cụ thể. Do đó, khi các ngân hàng nhận thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở thì việc xử lý TSBĐ có thể dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, gây khó khăn, lúng túng trong quá trình thực hiện. Thi hành kéo dài Chính từ những vướng mắc như trên, theo thống kê của Vietcombank, trong năm 2016, thời gian trung bình cơ quan thi hành án dân sự các cấp xử lý TSĐB thu hồi nợ cho Vietcombank đối với TSĐB là nhà ở (chiếm 35% vụ việc), TSĐB là phương tiện giao thông vận tải, TSĐB là máy móc thiết bị (chiếm 33% vụ việc) mất trên 24 tháng. Nhưng có những vụ việc phải trải qua gần 30 lần giảm giá với thời gian xử lý lên tới 5 năm. Quy trình này không chỉ gây mất thời gian của ngân hàng mà còn gây tốn kém chi phí, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Còn theo thống kê của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt nam (Techcombank), việc xử lý nợ bị chậm hoặc bị trì hoãn do thủ tục kiện tụng và thi hành án phức tạp, kéo dài. Đa số các khoản nợ để thu hồi được bằng con đường tòa án và thi hành án thường kéo dài trên 2 năm và không mang lại hiệu ứng tốt. Ông Thiệu Ánh Dương, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác Tài sản - Techcombank cho hay, việc thu giữ, bán, sang tên, hạch toán thu nợ một số TSĐB của Techcombank kéo dài hàng năm trời. Cá biệt có không ít trường hợp phiên đấu giá tài sản đã diễn ra từ năm 2013, nhưng đến nay, tài sản vẫn chưa được sang tên cho bên trúng đấu giá do không nhận được sự hợp tác từ bên bảo đảm, chính quyền địa phương không đồng thuận. Trên thực tế, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về quyền xử lý TSĐB đã cho phép tổ chức tín dụng có thể chủ động xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện. Nhưng việc này đến nay vẫn chưa hiệu quả, nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật hiện hành chưa có những quy định cụ thể, rõ ràng và xác định đúng trách nhiệm xử lý của bên cho vay và người đi vay. Bên cạnh đó, đại diện nhiều ngân hàng còn chỉ ra tình trạng “trây ỳ”, cố tình kéo dài thời gian không chỉ của người đi vay mà còn của các cơ quan thi hành án. “Dù ngân hàng đã gửi trước hồ sơ và kế hoạch thu giữ tài sản đến chính quyền địa phương theo đúng quy định thì vẫn tồn tại tình trạng nhiều địa phương không đồng ý hỗ trợ, thậm chí ngăn cản hoạt động xử lý TSBĐ của ngân hàng thông qua việc “mời” cán bộ của ngân hàng lấy lời khai đến sáng; hoặc yêu cầu ngân hàng không được thực hiện việc thu giữ hoặc yêu cầu ra khỏi địa điểm có tài sản; nhiều trường hợp còn yêu cầu ngân hàng trả lại tài sản đã thu giữ xong”, ông Thiệu Ánh Dương nêu rõ. Từ thực trạng trên, ông Phạm Mạnh Thắng cho rằng, tư duy của những người quản lý vẫn chưa thay đổi, khi cho rằng ngân hàng là “người giàu” còn khách hàng đi vay thì không, nên luôn nhận định TSĐB của người đi vay là của người đi vay mà không bảo vệ các ngân hàng, nên không xác định đây là tài sản ngang giá, không hoàn toàn giao quyền xử lý cho ngân hàng. Chính vì thế, nếu cứ giữ tư duy như này khi thực hiện và ban hành pháp luật, các ngân hàng sẽ chịu thiệt, khiến nhiều món nợ không được giải quyết nhanh gọn, chuyển thành nợ xấu, ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. |