Kho bạc nhà nước (KBNN) Thanh Hóa đã triển khai và tham gia cuộc thi toàn quốc về “Tìm hiểu chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030 trong hệ thống KBNN” với kết quả giành giải nhất cá nhân và giải nhì tập thể. Cuộc thi đã tạo ra sự lan tỏa rất lớn với nhiều ý tưởng sáng tạo góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển của ngành.
KBNN Thanh Hóa cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,ạcNhànướcThanhHóahướngđếnxâydựngkhobạcsốca cuoc m88 hiện đại hóa quy trình giúp nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ tại các phòng chuyên môn và các đơn vị KBNN trực thuộc.
Hiện nay, 100% đơn vị trong hệ thống KBNN Thanh Hóa đã thực hiện chỉ đạo, xử lý công việc qua phần mềm quản lý văn bản và điều hành nội ngành; sử dụng mạng nội bộ và hộp thư điện tử trong giải quyết công việc; cung cấp thông tin kịp thời trên trang thông tin điện tử của ngành.
Ứng dụng hiệu quả công nghệ hiện đại, như: Điện toán đám mây (cloud computing), dữ liệu lớn (big data), trí tuệ nhân tạo (AI)... để tối ưu hóa các quy trình quản lý, vận hành và cung cấp dịch vụ cho toàn bộ hệ thống kho bạc trong tỉnh.
Tại KBNN Thanh Hóa và các đơn vị KBNN trực thuộc, trong ngày làm việc, không còn cảnh xếp hàng chờ đợi, cũng không có tiền mặt trong thực hiện các giao dịch như trước đây. Toàn bộ hoạt động thu, chi ngân sách Nhà nước qua hệ thống KBNN Thanh Hóa đều được thực hiện dưới hình thức thanh toán điện tử. Đây là kết quả bước đầu của việc triển khai đề án kho bạc không tiền mặt tại KBNN Thanh Hóa.
Chị Nguyễn Thị Huyền, kế toán của Trường Mầm non Tân Phong 1, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương), cho biết: “Trước đây, khi chuyển chứng từ từ trường đến kho bạc huyện, tôi phải mất nửa ngày, nhiều lần chứng từ cần chỉnh sửa, tôi phải về cơ quan làm lại, rồi mang trở lại kho bạc. Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến, tôi chỉ cần làm việc tại cơ quan. Trong trường hợp chứng từ còn thiếu sót, hệ thống sẽ báo, tôi có thể chỉnh sửa, bổ sung kịp thời, rất nhanh chóng và tiện lợi”.
Đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến và thực hiện tốt liên thông các ứng dụng nghiệp vụ, KBNN Thanh Hóa triển khai thực hiện chuẩn kết nối và tích hợp phần mềm ứng dụng của các cơ quan, tổ chức vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến KBNN.
Đây là cơ sở để các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách có thể kết nối, tích hợp dữ liệu trực tiếp từ phần mềm ứng dụng của đơn vị vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến, giúp giảm thiểu việc nhập, xử lý dữ liệu trùng lặp nhiều lần.
KBNN Thanh Hóa cũng đã tổ chức hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN), các loại vốn, quỹ, tài sản của Nhà nước.
Trong công tác thu NSNN, đơn vị đã triển khai đồng bộ các hệ thống thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu ngân sách điện tử với các ngành thuế, hải quan, ngân hàng theo mã định danh khoản thu, đẩy mạnh các hình thức thu hiện đại.
Nhờ đó, mạng lưới tài khoản chuyên thu từng bước được mở rộng, đa dạng hóa các phương thức thanh toán điện tử trong thu NSNN, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc nộp, theo dõi thông tin nộp NSNN trực tuyến mọi lúc, mọi nơi và giảm thiểu chi phí tổ chức thu NSNN.
Tính đến ngày 31/7/2023, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh ước đạt 20.667 tỷ đồng.
Công tác kiểm soát chi bảo đảm thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng quy định. Chủ động phối hợp với sở, ngành, địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi thường xuyên từ nguồn NSNN.
Tỷ lệ chứng từ chi NSNN qua dịch vụ công trực tuyến đạt 98% tổng số chứng từ chi (không bao gồm chứng từ chi an ninh, quốc phòng, các giao dịch chi không thuộc diện qua dịch vụ công trực tuyến). Tổng chi NSNN 7 tháng đầu năm ước đạt 21.815 tỷ đồng. Các khoản chi thường xuyên thanh toán qua KBNN Thanh Hóa đã được kiểm soát chặt chẽ.
Được biết, hiện nay, hệ thống KBNN Thanh Hóa đã cung cấp 11/11 thủ tục hành chính (theo Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày 20/1/2020 của Chính phủ) thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đến 3.537 đơn vị sử dụng ngân sách (trừ các đơn vị khối an ninh, quốc phòng), đạt 100% các đơn vị bắt buộc tham gia.
Thông qua dịch vụ công trực tuyến, giao dịch viên kho bạc xử lý công việc nhanh chóng và hiệu quả; quy trình thực hiện công việc được kiểm tra chặt chẽ; bảo đảm hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết đúng quy định và đúng hạn, công khai và minh bạch, tạo thuận lợi cho khách hàng.
Ông Nguyễn Đức Uyên, Phó Giám đốc KBNN Thanh Hóa, cho biết: KBNN Thanh Hóa sẽ bám sát chiến lược phát triển của ngành giai đoạn 2021-2030. Trong đó hướng đến mục tiêu xây dựng kho bạc hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt nhất người dân, doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn bền vững.
Với quan điểm lấy hiện đại hóa công nghệ thông tin là khâu đột phá, cải cách cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ là nền tảng, trong đó chuyển đổi số là giải pháp xuyên suốt của quá trình thực hiện, KBNN Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 sẽ vận hành hoạt động dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số.
Sau năm 2025 sẽ tập trung nghiên cứu, phát triển các dịch vụ theo nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước; đến năm 2030, hoàn thành xây dựng kho bạc số.
Theo Khánh Phương (Báo Thanh Hoá)
顶: 62踩: 51
【ca cuoc m88】Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa hướng đến xây dựng kho bạc số
人参与 | 时间:2025-01-10 01:50:44
相关文章
- Tuyên truyền và huấn luyện phòng cháy, chữa cháy cho lực lượng cơ sở
- Trung tâm BTDTCĐ Huế khẳng định cơ sở xác tín của hiện vật
- Giá xăng dầu hôm nay 30/10/2024: Ổn định
- Chân dung quan lớn Trung Quốc chuyên ‘cống nạp’ gái đẹp để thăng tiến
- Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- Hoàng cung mở đại dạ tiệc
- Ukraine công bố hình ảnh hệ thống S
- Dự báo giá cà phê ngày 28/10/2024: Liệu đà giảm có tiếp tục diễn ra?
- Giải thưởng Sao Khuê 2025: Tìm kiếm và giới thiệu những sản phẩm khoa học, công nghệ xuất sắc
- Bắt ô tô tải chở đầy thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam
评论专区