【số liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia gặp đội tuyển bồ đào nha】Kỳ ảo & “sòng phẳng với lịch sử”
Cuốn sách vừa ra mắt bạn đọc đã được dư luận chú ý. Đề tài hấp dẫn,̀ảosòngphẳngvớilịchsửsố liệu thống kê về đội tuyển bóng đá quốc gia slovakia gặp đội tuyển bồ đào nha ôm chứa không ít vấn đề “nhạy cảm” đã được tác giả thể hiện một cách độc đáo. Đó là hai yếu tố nổi bật của tác phẩm đã tạo nên sức hút độc giả.
Bìa tiểu thuyết lịch sử “Cuộc đời xa khuất”
Đọc “Cuộc đời xa khuất”, với nhân vật chính là vua Tự Đức, chúng ta dễ liên tưởng đến “Từ Dụ Thái Hậu” của Trần Thùy Mai; cùng chọn một nhân vật nổi tiếng của triều Nguyễn làm trung tâm, từ đó phản ánh cả một thời đại tưởng đã “xa khuất” sau lớp bụi thời gian và lăng tẩm thâm nghiêm, nhưng thông qua tâm trạng các nhân vật và những câu chuyện diễn ra từ hơn một thế kỷ trước, bạn đọc vẫn có thể “rút ra những bài học quan thiết trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước hôm nay”. (Trích “Lời tác giả” trong “Cuộc đời xa khuất”).
Khác với người mẹ (bà Từ Dụ) luôn được hậu thế tôn vinh, người con Hồng Nhậm - vua Tự Đức - cùng triều đại kéo dài 36 năm, ngay khi tại triều cho đến nay luôn đối diện với những bình luận trái chiều, những phê phán gay gắt và cả những “nghi án” chưa có lời giải chính thức. Nhà văn Lê Hoài Nam, thông qua giáo sư Phạm Đình Nhã, nhân vật chủ trì 5 đêm hội ngộ độc đáo giữa vua Tự Đức với quần thần, văn sĩ cùng thời, với cả các nhà văn, nhà báo đương thời, đã nói, khi mở đầu phiên hội ngộ thứ ba: “… Sòng phẳng với lịch sử, đó là mục đích lớn nhất để có cuộc hội ngộ này…”.
Trung thành với “tuyên ngôn”, tác giả đã đưa gần như toàn bộ những sự kiện, giai thoại liên quan đến vua Tự Đức và quần thần quanh nhà vua vào tác phẩm, không né tránh. Trong “Lời tác giả” đầu sách, Lê Hoài Nam viết: “Nhà vua cũng như một số trọng thần rường cột của triều đình được ca ngợi cũng có, nhưng cũng không ít những thị phi tai tiếng… Cái chết của viên quan đầu triều Phan Thanh Giản có nói lên điều gì không? Phụ chính Nguyễn Văn Tường là một dũng tướng hay kẻ hèn nhát? Hai đấng anh hùng mã thượng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu vì sao lại chọn cái chết trong cô đơn?…”.
Còn nhiều, rất nhiều “chuyện” được “bạch hóa” trong tác phẩm, như “loạn Chày Vôi”, thái độ của Tự Đức đối với những kiến nghị về canh tân đất nước, Hồng Bảo (anh vua Tự Đức) đã chết như thế nào, vì sao nhà vua “đính chính” mình không phải là nhà thơ…; cả những tiếng đồn về bí mật hậu cung như Tự Đức thực sự là con ai, vì sao nhà vua có 2 vợ và cả trăm cung nữ vẫn không có con, dù đã có “Minh Mạng thang”…
Một nội dung như thế quả là rất hấp dẫn, nhất là với những bạn đọc quan tâm đến lịch sử thời Nguyễn. Để chuyển tải được nội dung phong phú và phức tạp đó, tác giả “không thể chỉ chọn một phương pháp sáng tác cổ điển, bởi như thế thiên tiểu thuyết có thể phải kéo dài tới hàng ngàn trang…”; vì thế, Lê Hoài Nam đã kết hợp nhiều bút pháp khác nhau, “khi dẫn dắt theo phương pháp tiểu thuyết truyền thống, khi dùng phương pháp hoạt kê với nhip điệu nhanh theo lối viết tiểu thuyết tư liệu, khi dùng phương pháp nghệ thuật huyền ảo hậu hiện đại cho phù hợp với bối cảnh người sống cách đây hơn một thế kỷ đối thoại với giới cầm bút đương đại hôm nay…” (Trích “Lời tác giả” đầu sách). Nhờ thế, chỉ với 360 trang, “Cuộc đời xa khuất” đã chuyên chở được một khối lượng tư liệu lớn mà vẫn có sức cuốn hút bạn đọc. Thủ pháp huyền ảo để người đã chết hiện lên đối thoại với người đang sống đã được nhiều nhà văn sử dụng, nhưng Lê Hoài Nam sau nhiều năm nghiên cứu lịch sử triều Nguyễn và thử sức qua một số truyện ngắn (“Những giọt lệ đỏ thắm” viết về cuộc tình giữa vua Gia Long và Ngọc Bình vợ Quang Toản; “Vĩ nhân thời ốc đảo” viết về Nguyễn Trường Tộ… đã đăng báo “Văn nghệ” từ 10 năm trước), đã táo bạo tưởng tượng 5 đêm hội ngộ kỳ lạ – cũng có thể gọi là 5 cuộc hội thảo “vô tiền khoáng hậu” bàn luận hết sức tự do, dân chủ về tất cả những sự kiện, những vấn đề đã nêu ở trên. Khởi đầu cuộc hội ngộ là cảnh vua Tự Đức được các tiền nhân mách bảo, thoát ra khỏi Khiêm Lăng, đến gặp giáo sư Phạm Đình Nhã, khi ông khởi thảo cuốn “Văn hoá Triều Nguyễn”.
“Tôi mất năm 1883, nay là năm 2020, như vậy đã 117 mùa Xuân qua – vua Tự Đức nói - Giáo sư có thể tin được điều này không: 117 năm qua, tôi chưa hề chết mà vẫn sống. Tôi thành cát bụi vô tri vô giác sao được khi chính tôi đã để đất nước rơi vào tay giặc…”.
Tuy vậy, nhà vua “tâm sự” rằng trong lúc “trăn trở, sám hối” dưới huyệt mộ, ông đã “nghe thấy, đọc thấy rất nhiều điều người đời nói và viết về tôi. Phần nhiều người ta viết đúng, nói đúng. Nhưng cũng có bài đúng một nửa…Lại có bài bịa đặt hoàn toàn…”. Chính vì thế, nhà vua “muốn được hội ngộ với những người dương thế… để đối thoại với nhau một lần cho rõ ràng, minh bạch, sòng phẳng…”.
Và thế là 5 đêm hội ngộ kỳ lạ đã diễn ra. Bạn đọc không chỉ được nghe vua Tự Đức “tự bạch” mà còn được “gặp” hầu hết những tên tuổi lớn trong lịch sử trở lại dương thế để làm chứng, như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Hoàng Kế Viêm, Phan Thanh Giản, Nguyễn Công Trứ, Ông Ích Khiêm, Trần Tiễn Thành, Đoàn Trưng… và các văn nhân Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan… Có cả những “khách không mời” là các Thánh tử vì đạo bị sát hại dưới Triều Nguyễn…
Điều cần nói thêm, “Cuộc đời xa khuất” tuy là tiểu thuyết, tức tác giả được quyền “hư cấu” - mà 5 cuộc hội ngộ là sự “hư cấu” táo bạo và thông minh - nhưng mục đích của nó là “sòng phẳng với lịch sử”; do đó, theo tôi, những luận giải qua 5 đêm hội ngộ, trong đó có không ít nội dung “thanh minh” cho vua Tự Đức - cũng cần được xem xét dưới góc độ khoa học lịch sử. Có thể, đó sẽ là nội dung một hội thảo sẽ được tổ chức tại Huế nay mai?…
Bài, ảnh: NGUYỄN KHẮC PHÊ