| Kho mỹ phẩm giả bị phát hiện và tich thu |
Mỹ phẩm giả hoành hành Từ ngày 22-29/7/2015,ỳBátnháothịtrườngmỹphẩkq anh hôm nay hưởng ứng phát động cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả trên địa bàn TP.HCM, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phối hợp với các ban ngành ra quân kiểm tra các cửa hàng, địa chỉ sản xuất mỹ phẩm. Qua kiểm tra 10 cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm, lực lượng chức năng đã phát hiện 5 vụ vi phạm, thu giữ một khối lượng lớn mỹ phẩm không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Theo đó, số lượng hàng tạm giữ gồm 1.181 hộp, tuýp, chai kem dưỡng da, bột cát muối, sơn móng tay, son môi, chì kẻ môi do Trung Quốc, Mỹ sản xuất và 501 thùng mỹ phẩm xuất xứ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mexico, Mỹ, Úc không có chứng từ hóa đơn nguồn gốc. Theo đại diện Chi cục QLTT TP.HCM: Đây mới chỉ là một phần của lượng mỹ phẩm giả, kém chất lượng còn tồn tại trên thị trường. Trong thời gian tới, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra những cơ sở sản xuất kinh doanh khác trên địa bàn. Còn tại thủ đô Hà Nội, tính riêng 6 tháng đầu năm 2015, Chi cục QLTT Hà Nội đã bắt giữ gần 20 tấn mỹ phẩm nhập lậu. Số lượng hàng bắt giữ mỗi vụ ngày càng nhiều, có những xe chở đến 4 tấn mỹ phẩm lậu. Hoặc như chỉ qua kiểm tra hệ thống kinh doanh “siêu thị mỹ phẩm” Xuân Thủy với 5 cơ sở bán hàng trên địa bàn, lực lượng chức năng đã thu giữ được trên 100.000 sản phẩm vi phạm, không nguồn gốc xuất xứ. Theo số liệu thống kê của Chi cục QLTT Hà Nội, năm 2014, toàn thành phố có 788 cơ sở sản xuất kinh doanh mỹ phẩm, chiếm 30,96% trong toàn quốc (chưa kể các cửa hàng nhỏ lẻ, không chuyên, bày bán không cố định). Trong đó, 268 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu, 46 cơ sở sản xuất tại Hà Nội, 475 cửa hàng chuyên kinh doanh... cùng trên 100 cơ sở chăm sóc sức khỏe sử dụng nhiều mỹ phẩm. Qua kiểm tra 134 cửa hàng cho thấy tỷ lệ vi phạm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm tới 47%. Các sản phẩm: phấn, kem nền, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, dầu gọi, dầu xả… của những nhãn hiệu lớn như L'oreal, Lancome, Maybelline, Shishedo, Dior… có tỷ lệ làm giả lớn nhất. Trên thực tế, số lượng hàng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, làm nhái các thương hiệu còn lớn hơn nữa. Năm 2014, cơ quan quản lý đã kiểm tra một đợt 40 cửa hàng và 17 quầy hàng chợ ghi là cửa hàng bán hàng “chính hãng” nhưng thực chất đều là hàng giả. Tại các chợ đêm, chợ sinh viên, mặt hàng mỹ phẩm có tỷ lệ hàng giả lên tới 80-90 %. Bên cạnh đó, theo đại diện Chi cục QLTT Hà Nội thì thị trường mỹ phẩm hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm do cá nhân tự nghĩ ra công thức, pha chế đóng gói, thường gọi chung là “kem trộn”. Các sản phẩm này được mua bán kinh doanh chủ yếu trên mạng và các cơ sở tư nhân nhỏ lẻ, nên công tác quản lý kiểm tra gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, số lượng người sử dụng những sản phẩm “loại” này cũng không hề thấp do giá thành rẻ, công dụng nhanh chóng. Chất lượng “vô định”, nguy hại khôn lường “Công thức bát nháo được tính bằng gáo, thùng, thiết bị chế biến đơn giản, người làm không có kiến thức về hóa chất hay y tế…Thực sự, không hiểu bên cấp phép, cơ quan quản lý có biết được những thực tế về điều kiện chế biến: môi trường, trang thiết bị, nhân lực… của những sản phẩm mình đã cấp phép hay không? ” - ông Trần Hùng, Phó Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 quốc gia bày tỏ bức xúc khi trực tiếp kiểm tra một số cơ sở sản xuất mỹ phẩm kém chất lượng trong thời gian vừa qua. Đơn cử, tại TP.HCM, ngày 15/7, qua kiểm tra tại Công ty Phú Thịnh (1570/101 đường Võ Văn Kiệt, phường 7, quận 6), lực lượng chức năng đã phát hiện công ty này hoàn toàn không hề có dây chuyền sản xuất hay bất cứ máy móc hiện đại nào dùng cho việc sản xuất mỹ phẩm. Các loại kem ở đây đều được nấu trong “nồi lẩu điện”, quấy đều bằng một chiếc vá, sau đó đổ ra ca inox rồi chiết vào các vỏ hũ bằng nhựa có sẵn, sau đó dán nhãn mác, dùng máy sấy tóc ép màng co rồi cho ra thành phẩm. Hay như tại Hà Nội, tại số nhà 21, ngách 1/28 ngõ 49, phố Thúy Lĩnh, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai - nơi Công ty TNHH Thương mại và tổng hợp Kiều Thiên Phát đóng trụ sở kiêm xưởng sản xuất. Công ty này chuyên sản xuất “sữa tắm cao cấp” mang nhãn hiệu Snow White và Lau Rel. Tuy nhiên, khi các cơ quan liên ngành đến kiểm tra xưởng chế biến chỉ toàn là các thùng nhựa đựng hóa chất, xô chậu, gáo múc… Ngay cả các công thức tính thành phần của mỹ phẩm cũng được cân đo bằng đơn vị “xô, chậu”. Chính vì lý do này mà hiện nay, tại các bệnh viện trung tâm da liễu trên cả nước, số trường hợp bệnh nhân bị dị ứng, hỏng da… do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng đang chiếm một tỉ lệ không hề nhỏ và vẫn đang có chiều hướng ngày một tăng. Bác sĩ chuyên khoa da liễu Nguyễn Xuân Vinh cho biết: Mỹ phẩm giả làm nhái các thương hiệu lớn hay các sản phẩm “kem trộn” đều gây ra những nguy cơ khôn lường cho người bệnh. Phần lớn các loại mỹ phẩm này đều có chứa những chất độc hại với tỷ lệ lớn hơn mức cho phép của y tế như chất: corticod… Với sản phẩm có chứa corticod, ban đầu khi sử dụng sẽ làm cho da có vẻ trắng, láng mịn hơn, làn da được cải thiện làm chị em rất ưng ý. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày thì sẽ gây teo da, giãn mạch, nám da, nguy hiểm hơn nó còn có thể gây ung thư da. Ông Lưu Bách Chiến, Đội trưởng Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT Hà Nội cho biết: Chưa bao giờ các vụ vi phạm về mặt hàng mỹ phẩm lại diễn ra liên tiếp với số lượng lớn như hiện nay. Đơn cử, trong tháng 8, chỉ riêng Đội QLTT số 2 đã xử phạt hơn 800 triệu đồng các cơ sở kinh doanh mỹ phẩm sai quy định trên địa bàn. |
Kỳ 2: Trách nhiệm thuộc về ai? |