当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bang xh phap】Doanh nghiệp ngành gỗ “lên kịch bản” đạt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD

83% doanh nghiệp có kế hoạch phục hồi

Ngày 29/10,ệpngànhgỗlênkịchbảnđạtmụctiêuxuấtkhẩutỷbang xh phap Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và các hiệp hội gỗ địa phương đã tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp (DN) ngành gỗ chuẩn bị phục hồi trong bối cảnh bình thường mới”. Theo nhận định của ông Đỗ Xuân Lập – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), do nhu cầu vẫn rất cao từ thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,... hiện hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ đã phục hồi sản xuất. Theo khảo sát của Vifores, sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội, đã có 67% DN ngành gỗ được hỏi đã trở lại hoạt động với trên 70% công suất. Hơn nữa, các DN này cũng đã có những kế hoạch chiến lược để phục hồi sản xuất rất cụ thể, trong đó có lộ trình cho giai đoạn 3 tháng, giai đoạn 6 tháng và cả giai đoạn 12 tháng.

Doanh nghiệp ngành gỗ “lên kịch bản” đạt mục tiêu xuất khẩu 14 tỷ USD
Dây chuyền sản xuất gỗ của Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam
tại tỉnh Bình Dương

“Đến thời điểm này dịch Covid-19 đã cơ bản dần được kiểm soát ở các tỉnh/thành phố. Nhiều địa phương đã “ từng bước mở cửa” và cho phép mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn trong trạng thái bình thường mới. Đặc biệt, Chính phủ đã có chủ trương chuyển hình thái phòng chống dịch từ chiến lược “Zero Covid” ở giai đoạn đầu sang chiến lược “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Đây thực sự là một tín hiệu vui, hữu ích cho toàn xã hội, trong đó có cộng đồng DN ngành gỗ” - ông Đỗ Xuân Lập cho biết.

Bên cạnh đó, Vifores đã có cuộc khảo sát về kế hoạch phục hồi trong trạng thái bình thường mới đối với 150 DN chế biến xuất khẩu gỗ, trong đó có khoảng 17% DN không có kế hoạch phục hồi, 83% DN có kế hoạch phục hồi. Tuy nhiên, các DN cũng cho rằng khả năng phục hồi phụ thuộc vào tiếp cận vắc-xin và các hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý và hiệu quả áp dụng chung của DN.

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở ba phương diện

Theo ý kiến của các DN, hiện nay mặc dù đã trở lại trạng thái bình thường mới nhưng các DN vẫn gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh cũng như quá trình phục hồi của DN. Đó là thiếu lao động trầm trọng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí vật tư đầu vào tăng cao, lưu thông hàng hóa chưa được thông suốt…

Để khôi phục sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới, các DN kiến nghị các cơ quan chức năng cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho DN ở ba phương diện.

Trước tiên, về y tế, cần có quy trình hướng dẫn phù hợp, bao gồm cả việc xử lý nếu có F0 và quy trình thống nhất từ trung ương tới địa phương và thực hiện nhất quán. Đối với vấn đề lao động, DN mong muốn chính quyền địa phương hỗ trợ DN tiếp cận với nguồn lao động; chính quyền phối hợp với DN hỗ trợ công nhân. Cùng với đó, ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào như có cơ chế chính sách phù hợp để phát triển rừng trồng gỗ lớn; thống nhất quy trình lưu thông hàng hóa, không đứt gãy trong khâu vận chuyển…

Bàn về giải pháp nhằm giúp các DN khắc phục được những khó khăn, vướng mắc và xây dựng kế hoạch cụ thể để phục hồi và phát triển trong tình hình mới, ông Điền Quang Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA) nhấn mạnh, lao động là tài sản lớn nhất của một DN, cho nên đại diện BIFA đã mạnh dạn đề xuất cho DN được chủ động chống dịch và hậu kiểm.

Theo ông Điền Quang Hiệp, Bình Dương đã được bao phủ lượng vắc-xin mũi 1 đạt gần 100%, mũi 2 đạt gần 70% thì không có lý gì giãn cách, vì điều này chỉ gây ách tắc trong sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, việc cho phép DN sử dụng lao động chịu trách nhiệm về nguồn lực lao động an toàn dịch bệnh là điều rất nên làm và đã phát huy hiệu quả. “Hầu như các DN đã quay lại sản xuất, nhiều DN đã sản xuất với giải pháp "3 xanh" (nhà máy xanh, nhà trọ xanh, người lao động xanh), chúng ta quay lại sản xuất trong tình hình mới. Điều đó đồng nghĩa với chúng ta trở lại sản xuất trong dịch bệnh, có thể còn nhiều chủng virus nguy hiểm, nhưng vấn đề đảm bảo "3 xanh" là hết sức quan trọng. Chúng tôi có phòng khử khuẩn, lao động đến sản xuất phải đi qua phòng khử khuẩn này và thực hiện 5K" - ông Điền Quang Hiệp nêu rõ.

Khẳng định việc tiếp cận vắc-xin cũng rất quan trọng đối với việc phục hồi sản xuất, kinh doanh của các DN, ông Lê Xuân Quân - Chủ tịch Hiệp hội gỗ Đồng Nai cho hay, việc được tiêm vắc-xin đã tạo điều kiện để lực lượng lao động yên tâm quay lại nhà máy sản xuất. Hiện nay tỷ lệ lao động tại nhà máy của chúng tôi đã đạt trên 80%.

Để giải quyết vấn đề chi phí, nguyên liệu tăng cao, ở góc độ DN trực tiếp sản xuất, ông Nguyễn Minh Nhật – Giám đốc Công ty TNHH Ván ép cơ khí xây dựng Nhật Nam cho biết, để duy trì hoạt động sản xuất, DN cố gắng ổn định chi phí. Chúng tôi sẽ thông báo cho khách hàng hiểu tình hình khó khăn hiện tại của DN nhằm nhận được sự hỗ trợ về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó, DN tiến hành lọc các nhà cung cấp hỗ trợ về tài chính (ưu tiên thanh toán...) và đặt các đơn hàng nguyên liệu để họ tập trung vào sản xuất các nguyên liệu này. Đồng thời, DN lọc các khách hàng quan trọng, các dòng sản phẩm có lợi, tập trung vào các khách hàng và dòng sản phẩm này để xác định nguyên liệu cần trữ. “Song song đó, chúng tôi mua dự trữ nguyên vật liệu, các loại vật tư nhằm ổn định chi phí; mua máy móc để hay thế lượng nhân công thiếu hụt và tăng năng suất, cũng như tìm cách cắt giảm lãng phí” – ông Nguyễn Minh Nhật nhấn mạnh.

Đồng tình quan điểm này, ông Lê Minh Thiện – Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, cũng chia sẻ, lãnh đạo tỉnh Bình Định có chủ trương thời gian tới tạo điều kiện cho các DN nếu muốn mở các địa lý, nhà máy cung cấp nguyên vật liệu cho ngành gỗ. Ông Lê Minh Thiện cho rằng, các DN, hiệp hội cần ngồi lại bàn bạc về chiến lược kinh doanh, khung giá, tăng giá sản phẩm, vật liệu hợp lý trong năm 2022 để DN không bị áp lực trong quá trình sản xuất kinh doanh trước tác động của địa dịch Covid-19.

3 kế hoạch phục hồi của doanh nghiệp gỗ

Thứ nhất là thay đổi kế hoạch kinh doanh, cụ thể là tinh giản bộ máy; giảm chi phí cố định, đầu tư máy móc; giảm phụ thuộc vào lao động.

Thứ hai là kiểm soát dịch hiệu quả trong sản xuất, cụ thể là áp dụng nghiêm ngặt quy định của cơ quan chức năng, tạo môi trường lao động an toàn; áp dụng các biện pháp y tế phù hợp, theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Thứ ba là tăng hiệu quả, quy mô chế biến, trong đó tăng ca, tăng tốc độ phục hồi; có chính sách tốt về hỗ trợ giữ chân, thu hút người lao động tốt; xây dựng nhà ở cho công nhân, chế độ lương, thưởng.

分享到: