【bảng xếp hạng bundesliga của đức】Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng phức tạp

Vì sao buôn lậu trên tuyến biên giới Tây Nam gia tăng?ônlậuxăngdầutrênbiểnngàycàngphứctạbảng xếp hạng bundesliga của đức
“Nóng bỏng” tình trạng vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển
Quảng Ninh: Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa trên biển
Các chủ phương tiện tàu cá dùng  khoang chứa để vận chuyển trái phép xăng dầu.	 Ảnh: Việt Hoàn
Các chủ phương tiện tàu cá dùng khoang chứa để vận chuyển trái phép xăng dầu. Ảnh: Việt Hoàn

Biến tàu cá thành tàu chứa dầu

Theo nhận định của Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình hình buôn lậu xăng dầu có chiều hướng gia tăng ở các khu vực, địa bàn trọng điểm như: cảng Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai và “nổi sóng” nhất là vùng biển Tây Nam.

Thống kê từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong các đợt cao điểm đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 58 vụ với 76 phương tiện và 407 đối tượng. Tang vật thu giữ 11.000 tấn than, hơn 2.000 tấn quặng titan, 30 container quặng đồng, gần 7 triệu lít dầu DO, gần 1,9 triệu lít xăng, gần 3.000m3 cát, gần 1,7 triệu bao thuốc lá, 250 tấn đường và nhiều loại hàng hoá khác. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và ước tính giá trị tang vật tịch thu hơn 300 tỷ đồng.

Trong đó, từ cuối năm 2020, tình hình buôn lậu xăng dầu trên vùng biển Tây Nam có chiều hướng tăng so với cùng kỳ. Qua công tác điều tra, kiểm tra, phát hiện và bắt giữ, thủ đoạn các chủ phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ “biến” tàu cá thành tàu chứa xăng dầu lậu đã được lực lượng chức năng phát hiện. Đây được xem là một trong những thủ đoạn mới đang gây nhiều khó khăn cho công tác phát hiện, điều tra và xử lý của các lực lượng chức năng.

Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh pháp luật Cảnh sát biển, năm 2020, trước diễn biến của dịch Covid-19, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển, đặc biệt là tình hình vận chuyển, buôn lậu xăng dầu có những diễn biến phức tạp, hành vi phạm tội manh động, liều lĩnh. Trong đó, các tàu nghi vận chuyển hàng hoá trái phép có nguồn gốc nước ngoài luôn thường trực nguy cơ xâm phạm vùng biển Việt Nam để sang mạn trái phép hàng hoá.

Điển hình, trong tháng 5 và 6/2020, lực lượng Cảnh sát biển đã bắt giữ 2 vụ lớn có yếu tố nước ngoài vận chuyển tới 2.700m3 dầu DO. Cụ thể, ngày 14/7, trên vùng biển Tây Nam, lực lượng Cảnh sát biển đã kiểm tra, tạm giữ tàu nước ngoài có tên Diamond Z do ông Ye Min Htun, sinh năm 1977, quốc tịch Myanmar làm thuyền trưởng, có hành vi mua bán hàng hóa trái phép, trên tàu có 150.000 lít dầu không rõ nguồn gốc.

Qua công tác bắt giữ, hầu hết các đối tượng khi vận chuyển hàng hoá thường không mang theo hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hoá. Khi bị lực lượng chức năng kiểm tra, các đối tượng tìm đủ mọi cách để đối phó: hợp thức hoá chứng từ, hoá đơn; chuẩn bị sẵn lời khai, hồ sơ tài liệu của lô hàng để hợp thức hoá lô hàng. Có trường hợp chủ hàng kiên quyết không thừa nhận hành vi vi phạm, xúi giục thuyền viên không khai báo, hoặc chống trả, bỏ chạy, không chấp hành pháp luật khi bị phát hiện, kiểm tra. Hàng hoá của “một phi vụ” có số lượng lớn, giá trị lên tới nhiều tỷ đồng, do đó các đối tượng thường che giấu rất tinh vi. Chỉ tính riêng mặt hàng xăng dầu, theo các chuyên gia, ước tính mỗi năm Nhà nước thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế, phí các loại do tội phạm buôn lậu mặt hàng xăng, dầu trên biển gây ra.

Qua thực tế các vụ việc được lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, bắt giữ và xử lý, các đối tượng mua bán xăng dầu trên biển đều móc nối giao nhận dầu, tiền thông qua trung gian, hoạt động theo mô hình khép kín. Việc giao nhận dầu diễn ra trên biển nhưng việc giao nhận tiền lại được thực hiện khá tinh vi bài bản, người nhận tiền là người địa phương khác và chỉ sử dụng điện thoại bằng sim “rác” nên khi bắt giữ việc xác định chủ buôn lậu dầu, chứng minh yếu tố buôn lậu, xử lý vấn đề gặp nhiều khó khăn.

Điển hình, ngày 6/12/2020, lực lượng chức năng phát hiện tàu cá trên đang ở vùng biển về phía Tây Nam Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) khoảng 40 hải lý có biểu hiện khả nghi. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 5 thuyền viên (trong đó có người không giấy tờ tùy thân) cùng khoảng 100m3 dầu DO đang được chứa trong khoang chứa của tàu không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc. Làm việc với lực lượng chức năng, chủ tàu thừa nhận tàu ra khơi không phải để đánh bắt cá mà chở dầu đem bán cho các phương tiện khác lấy lãi.

Trước đó, ngày 5/12/2020, lực lượng BĐBP Sóc Trăng cũng phát hiện phương tiện tàu cá mang số hiệu TG 90959TS không đánh bắt thủy sản nhưng 5 hầm chứa cá đã được “hô biến” thành 5 hầm chứa chất tinh thể lỏng nghi là dầu DO và 2 bộ dụng cụ sang chiết dầu.

Phát hiện thủ đoạn mới

Thiếu tướng Trần Văn Nam cho biết, dự báo năm 2021, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp. Đây cũng là năm được xác định sẽ có nhiều khó khăn khi tội phạm sử dụng phương thức, thủ đoạn đa dạng, hoạt động tinh vi trên nền thương mại điện tử trong các giao dịch, áp dụng các công nghệ cao vào hoạt động này ngày càng có tính chuyên nghiệp.

Do đó, để công tác đấu tranh với các loại hình tội phạm trên biển, đặc biệt đối với tội phạm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát biển đã đưa ra nhiều giải pháp.

Trong đó, lực lượng Cảnh sát biển sẽ tập trung nắm tình hình, chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá trên biển. Thực hiện đồng bộ các giải pháp để phối hợp có hiệu quả với lực lượng chức năng trong phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu.

Tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát ở các vùng biển trọng điểm; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả phối hợp trong nắm, trao đổi tình hình, tổ chức các hoạt động nghiệp vụ để chủ động phát hiện, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép trên biển.

Lực lượng Cảnh sát biển cũng kiến nghị sửa đổi hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật nhằm nâng cao chế tài xử lý, đủ sức răn đe, phòng ngừa đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.

Theo Thiếu tướng Trần Văn Nam, các đối tượng thường lắp đặt các thiết bị hiện đại trên tàu để xác định các phương tiện của lực lượng chức năng đến gần khu vực giao nhận hàng để nhanh chóng tẩu thoát khi nghi ngờ hoặc phát hiện... Việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa chủ yếu vào ban đêm để tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng. Đồng thời, các đối tượng thực hiện việc mua bán, rồi đưa hàng hóa vào đất liền tiêu thụ và trực tiếp bán cho các chủ tàu cá. Tình trạng các chủ phương tiện đánh bắt hải sản biến những con tàu chở hải sản thành các con tàu chứa xăng dầu lậu nhằm trục lợi đang diễn ra phổ biến trên vùng biển Tây Nam.
Thể thao
上一篇:Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
下一篇:Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”