Chủ trì hội nghị,ệpđánhgiácaohiệuquảLuậtHảslna hôm nay trực tiếp Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh cho biết, Luật Hải quan năm 2014 có hiệu lực thi hành được gần 9 tháng, đã có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.
Luật Hải quan đã đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua áp dụng rộng rãi hải quan điện tử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan; hướng tới hoạt động hải quan công khai, minh bạch, hiệu quả hơn, đồng thời khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Hải quan hiện hành.
Qua thời gian thực hiện Luật cũng đã phát sinh những bất cập, vướng mắc. Những bất cập, vướng mắc này có thể xuất phát từ việc cơ sở hạ tầng, hệ thống chưa theo kịp yêu cầu đổi mới của Luật; có thể đến từ những quy định cải cách mang tính đột phá mà DN và ngay cả cán bộ, công chức hải quan vẫn còn có những khó khăn ban đầu hay cũng có thể đến từ việc nghiên cứu và triển khai của Hải quan các cấp còn có nơi, có việc chưa đúng, chưa thống nhất.
Chính vì thế, cơ quan Hải quan tổ chức hội nghị tham vấn này với mục đích, cả cơ quan quản lý và các DN cùng đánh giá, thảo luận để tháo gỡ các vướng mắc; đồng thời từ vướng mắc thực tế, DN đưa ra những kiến nghị, đề xuất để việc triển khai Luật Hải quan sát với thực tế, tạo thuận lợi nhất cho hoạt động XNK của DN.
Theo đánh giá của các DN,quá trình triển khai thực hiện Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan về cơ bản đã mang lại những hiệu quả tích cực, tuy nhiên đã phát sinh những vấn đề bất cập, vướng mắc.
Các DN cho rằng, cùng với việc Hệ thống VNACCS được vận hành trơn tru hơn năm 2014, hệ thống pháp luật hải quan đã mang lại cho hoạt động XNK nhiều thuận lợi hơn trước. Các DN đánh giá sự chuyển biến của các chính sách, pháp luật hải quan trong những năm qua là tích cực.
Đặc biệt, DN đánh giá rất cao hệ thống thông quan điện tử VNACCS, hệ thống cung cấp thông tin và cơ chế tham vấn Hải quan – DN. Ngành Hải quan là một trong số rất ít ngành tổ chức một cách thường xuyên các hội nghị, hội thảo thông báo, lấy ý kiến DN về các quy định mới của pháp luật.
Các DN cho rằng, văn bản quy định quá dài, với hàng trăm trang, với ưu điểm là quy định được chi tiết, cụ thể các vấn đề, nhưng việc nghiên cứu, nắm cụ thể của DN rất khó khăn.
Bên cạnh đó, một số quy định chưa rõ ràng, khó hiểu khiến DN khó thực hiện; thủ tục đối với hàng hóa NK thuộc diện kiểm tra thực tế vẫn còn nhiều giấy tờ, thủ tục, chưa có sự kết nối giữa các bộ phận làm thủ tục, các đơn vị hải quan; một số đơn vị hải quan, công chức hải quan thực hiện không thống nhất, yêu cầu DN xuất trình, hoặc một số thủ tục chưa đúng với quy định…
Đặc biệt, theo phản ánh của các DN tại hội nghị, thủ tục quản lý chuyên ngành vẫn tiếp tục là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong thủ tục thông quan hàng hoá. Để tháo gỡ những bất cập này, theo ông Phạm Thanh Bình, chuyên gia dự án GIG, ngành Hải quan đã tổ chức nhiều hội nghị chuyên đề về vấn đề này, trong thời gian tới, dự án GIG sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức một loạt hội nghị chuyên đề tại các địa phương về vấn đề thủ tục quản lý chuyên ngành.
Tại hội nghị, Tổng cục Hải quan đã giải đáp nhiều vướng mắc của DN liên quan đến việc ghi nhãn hàng hóa; áp dụng trị giá khai báo hải quan, tham vấn giá; hàng bị luồng Đỏ còn nhiều; thủ tục hoàn thuế GTGT, xác định trước mã số hàng hóa…