【soi kèo las palmas】TP Hồ Chí Minh chống thất thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử bước đầu có hiệu quả
作者:Nhà cái uy tín 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 00:42:31 评论数:
Quản lý hiệu quả hàng hoá mua bán thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử | |
Thu thuế thương mại điện tử tăng 30% mỗi năm | |
Xử phạt nghiêm việc gian lận thuế thương mại điện tử |
Ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TPHCM. |
Xin ông cho biết về những biện pháp mà Cục Thuế TPHCM đã triển khai nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với TMĐT trên địa bàn quản lý của Cục Thuế TPHCM?
Trên cơ sở xác định các tồ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT đưa vào diện quản lý thuế, thời gian qua, Cục Thuế TPHCM đã tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kê khai, nộp thuế theo đúng quy định; xây dựng cơ chế cung cấp thông tin của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, dịch vụ giao hàng trên nền tảng số cho cơ quan Thuế; thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT, nhất là trường hợp các đơn vị giao nhận được uỷ quyền thu tiền khi giao hàng (hình thức COD), trong đó có kiểm tra việc cung cấp dữ liệu đầy đủ theo quy định.
Cục Thuế TPHCM cũng có văn bản gửi các doanh nghiệp là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT đề nghị các tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ trên các sàn giao dịch TMĐT phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định (phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ); đồng thời cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho cơ quan thuế định kỳ theo quý. Đối với các doanh nghiệp trung gian thanh toán, cơ quan Thuế đề nghị cung cấp dữ liệu số tiền chuyển tiền từ người mua đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh có bán hàng, cung cấp dịch vụ qua các doanh nghiệp này theo định kỳ; kiểm tra, trong đó có kết hợp việc đối chiếu dữ liệu chuyển tiền của người mua cho tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch vụ qua các trung gian thanh toán nhằm rà soát việc thực hiện kê khai, nộp thuế của người kinh doanh, cung cấp dịch vụ qua nền tảng số.
Song song đó, Cục Thuế TPHCM đã phối hợp với một số ngân hàng thương mại trên địa bàn đề nghị cung cấp dữ liệu dòng tiền giao dịch chuyển từ nước ngoài về cho các tổ chức, cá nhân trong nước có nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Apple, Netflix,… Trên cơ sở đó, cơ quan Thuế sẽ xử lý truy thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập tại nước ngoài nhưng chưa thực hiện kê khai nộp thuế, sau xử lý sẽ đưa vào diện quản lý thuế thường xuyên.
Cục Thuế TPHCM đã đạt được những kết quả tích cực ra sao trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong thời gian qua, thưa ông?
Với các biện pháp trên, bước đầu cơ quan thuế đã thu được một số kết quả tích cực, khích lệ trong công tác chống thất thu ngân sách. Cụ thể, trong 6 tháng năm 2022, đơn vị đã xử lý các doanh nghiệp bán hàng hoá qua một sàn TMĐT với số thuế trên 608 triệu đồng; xử lý truy thu thuế, phạt và tiền chậm nộp đối với một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, dịch vụ giao hàng có thu hộ tiền bán hàng (COD) với số tiền trên 9,5 tỷ đồng; xử lý một doanh nghiệp trung gian thanh toán với tổng số thuế truy thu, phạt và tiền chậm nộp trên 9,1 tỷ đồng. Cơ quan thuế cũng đã kiểm tra 2 công ty là đối tác của nhà cung cấp nước ngoài Google tại Việt Nam và tiến hành truy thu và phạt lên đến gần 27 tỷ đồng. Ngoài ra, kiểm tra, xử lý 153 cá nhân, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập từ Google với số thuế truy, phạt và tiền chậm nộp trên 149,7 tỷ đồng.
Xin ông chia sẻ về những khó khăn trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT trong nước, xuyên biên giới và những kiến nghị, đề xuất nhằm quản lý thuế hiệu quả đối với hoạt động này?
Qua tìm hiểu, cơ quan Thuế nhận thấy các đối tượng bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ qua các sàn TMĐT, qua các app bán hàng, qua các trang mạng xã hội không thực hiện kê khai nộp thuế thường do đa số là người tiêu dùng đều không lấy hoá đơn hoặc các tổ chức, cá nhân khi nhận thanh toán tiền hoa hồng, dịch vụ bằng tiền mặt thông qua các đơn vị giao nhận hàng (COD), nếu thanh toán qua ngân hàng thông qua các đơn vị trung gian thanh toán hoặc sử dụng các tài khoản tại các ngân hàng không đăng ký với cơ quan Thuế. Còn đối với các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ nước ngoài (từ Google, Apple,..) không thực hiện kê khai nộp thuế do họ nghĩ rằng cơ quan Thuế không nắm được thu nhập của họ phát sinh từ nước ngoài, mặc dù các khoản thu nhập này đều được chuyển về Việt Nam thông qua các ngân hàng thương mại.
Do đó, cơ quan Thuế không thể quản lý được các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ qua các sàn TMĐT, qua các app bán hàng, qua các trang mạng xã hội nếu không có sự hỗ trợ của các sàn TMĐT, các đơn vị giao nhận hàng, các đơn vị trung gian thanh toán và đối với các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ nước ngoài nếu không có sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại cung cấp dữ liệu cho cơ quan Thuế.
Mặt khác, hiện nay một số sàn TMĐT, một số ngân hàng thương mại vẫn từ chối cung cấp dữ liệu cho cơ quan Thuế, dẫn đến cơ quan Thuế gặp khó khăn trong quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá qua các sàn thương mại điện tử này, các tổ chức, cá nhân có phát sinh thu nhập từ nước ngoài chuyển tiền về nước thông qua các ngân hàng thương mại này.
Theo đó, Cục thuế TPHCM đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các sàn TMĐT thực hiện nghiêm Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT. Cụ thể, các tổ chức, cá nhân bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ trên các sàn giao dịch TMĐT phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật (phải lập hoá đơn khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ). Đồng thời, đề nghị Ngân hàng nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp dữ liệu theo đề nghị của cơ quan Thuế, nhất là dữ liệu thu nhập phát sinh từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!