Những lần khởi nghiệp thất bại của Henry Ford - huyền thoại ngành xe hơi toàn cầu
Henry Ford được tạp chí Forbes xếp hạng là người đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại,ữnglầnkhởinghiệpthấtbạicủcâu lạc bộ bóng đá macarthur đấu với melbourne victory cùng với Nobel, Morgan, Rockefeller.
Đam mê máy móc từ nhỏ
Ford Motor là cái tên không còn xa lạ ở thị trường ô tô Mỹ cũng như toàn cầu. Và ít ai biết rằng, đằng sau sự thành công của một trong những hãng xe lớn nhất thế giới là những câu chuyện nhiều lần thất bại của người sáng lập - Henry Ford.
Là một trong những người đầu tiên áp dụng kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô, Henry Fordđã trở thành người đi tiên phong trong việc cải cách ngành công nghiệp sản xuất ô tô.
Henry Ford sinh ngày 30/7/1863 tại quận Wayne, Michigan. Ông là con cả trong một gia đình làm nông 5 con. Để đạt được thành công và mang đến danh tiếng cho hãng Ford như hiện tại, Henry Ford đã phải cố gắng và quyết tâm rất nhiều từ khi còn là một cậu bé.
Tình yêu và niềm đam mê kỹ thuật, chẳng ai hiểu cậu cả, những đêm tối trời cậu bé Henry Ford một mình bí mật tìm tòi khắp khu xưởng của gia đình. Một tay của Henry là chiếc đồng hồ báo thức đang tháo dở, còn tay kia là chiếc tuốc-nơ-vít, chiếc đèn nhỏ dùng để chiếu sáng được kẹp giữa hai đầu gối.
Năm 1876, khi ông 13 tuổi, đã vô cùng hào hứng khi lần đầu tiên được nhìn thấy một chiếc đầu máy hơi nước.
Cũng năm đó, mẹ qua đời khiến ông suy sụp. Không còn động lực tiếp tục công việc đồng áng vất vả, Henry dành hết thời gian nghiên cứu sách vở về cơ học.
Năm 16 tuổi (1879), ông được nhận vào làm thợ máy học việc tại một xưởng đóng tàu ở Detroit. Đến năm 1882, Henry Ford trở về nhà và vận hành máy kéo hơi nước cho hàng xóm và kết hôn năm 1888 với bà Clara Bryant, rồi có duy nhất một người con trai tên Edsel Bryant Ford.
5 năm sau, Henry Ford trở thành kỹ sư trưởng công ty Edison Illuminating Company của nhà phát minh Thomas Edisonvĩ đại. Tưởng chừng Ford đã thỏa mãn với sự nghiệp của mình, trái lại ông từ bỏ công việc để theo đuổi giấc mơ “bốn bánh”. Giữa năm 1899, ông quyết định dồn hết tâm trí vào việc nghiên cứu ôtô.
Những lần thất bại, nhưng chưa bao giờ bỏ cuộc
Vì làm việc ca tối, ban ngày Ford mày mò phát triển mẫu động cơ đốt trong. Ông mở một xưởng máy sau nhà và sử dụng những mẩu kim loại thừa thu nhặt được. Năm 1896, với sự giúp đỡ của vài người bạn, ông hoàn thiện mẫu xe đầu tiên, đặt tên là Quadricycle.
Thời điểm đó, môi trường cạnh tranh rất khốc liệt vì có nhiều công ty chế tạo xe chạy động cơ xăng dầu. Quadricycle có thể coi là thất bại đầu tiên của Ford vì thiết kế quá nhỏ và chưa hoàn thiện để sản xuất trên quy mô lớn.
Năm 1899, ông thuyết phục được một ông trùm cao su trong vùng tên William H. Murphy chạy thử quãng đường 96 km đến Farmington, Pontiac và quay lại Detroit trên chiếc xe của mình.
Henry Ford tìm được nhà đầu tư đầu tiên và mở công ty Detroit Automobilevào tháng 8/1899, làm việc ở vị trí giám thị với mức lương 150 USD một tháng. Ông quyết định nghỉ việc ở Edison Illuminating dù được hứa hẹn mức lương 1.900 USD một năm.
Tuy Murphy và các cổ đông đặt rất nhiều hy vọng, Ford không thể đưa ra sản phẩm sau một năm rưỡi mày mò.Ông muốn chế tạo ra một chiếc xe hoàn hảo nhưng có quá nhiều vấn đề phát sinh mà ông không lường trước được, ví dụ như thiếu nguyên vật liệu, hay cái thì quá nặng, cái thì quá đắt. Ban giám đốc dần mất hết niềm tin vào Ford và đầu năm 1901, Detroit Automobile bị giải thể.
Ford tự nhìn lại thất bại và nhận ra ông đang cố làm ra một chiếc xe phục vụ tất cả yêu cầu của người dùng cùng một lúc, một điều không thể. Ông quyết định chỉ tập trung vào việc chế tạo một chiếc xe nhỏ và nhẹ hơn.
Trong ngành công nghiệp ô tô vào đầu những năm 1900, khi mà người người nhà nhà lao vào chế tạo xe, việc nhận được cơ hội thứ hai là một điều hiếm hoi. Để phục hồi danh tiếng của mình, Ford mày mò làm ra một chiếc xe đua chạy với vận tốc 1,6 km/phút (96 km/giờ) và giành chiến thắng trong cuộc đua Grosse Pointe dài 16 km. Với thành tích này, ông thuyết phục được Murphy cho mình thêm cơ hội.
Ông khởi nghiệp lần thứ 2 vào cuối năm 1901. Khi đó, công ty Henry Ford được thành lập và Henry Ford sở hữu 1/6 cổ phần – trị giá 100.000 USD. Lần này, để bảo đảm Ford làm việc đúng tiến độ, ban giám đốc thuê một kỹ sư dày dặn kinh nghiệm (Henry M. Leland) để giám sát ông.
Tuy nhiên, Ford không phục vì điều đó và rời công ty chỉ sau chưa đầy một năm với 900 USD trong túi, đồng thời mất quyền sử dụng chính cái tên của mình. (Công ty này sau đổi tên thành Cadillac)
2 lần thất bại tưởng chừng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của kỹ sư 38 tuổi. Nhưng với Ford, “thất bại chỉ đơn giản là cơ hội để bắt đầu lại, một cách thông minh hơn”. Ông tiếp tục tìm tòi nghiên cứu và vào năm 1903, tìm được một nhà đầu tư khác tên Alexander Malcomson, người đồng ý bỏ tiền để ông mở công ty Ford Motor.
Phải mất tận 5 năm (1903 – 1908), sau 8 mẫu xe Model A, B, C, F, K, N, R, và S không mấy thành công, Ford mới đưa ra được phiên bản Model T huyền thoại và tạo ra một cuộc các mạng ngành công nghiệp ô tô.
Và phải mất thêm 5 năm tiếp theo, đến 1913, ông mới hoàn thiện dây chuyền sản xuất để đạt được quy mô cần thiết. Đến năm 1918, một nửa số xe tại Mỹ là Model T. 55 tuổi, Henry Ford biến Detroit thành thành phố lớn nhất và thịnh vượng nhất nước này.
Cứ tưởng đây đã là kết thúc có hậu cho Ford. Tuy nhiên, đến những năm 1920, Ford lại gặp một thách thức mới mang tên Chevrolet.
Trong khi Ford dành 20 năm chỉ để chế tạo một mẫu xe, Chevrolet làm ra ra mẫu xe mới hàng năm với thiết kế ngày càng được cải thiện. Kết quả là Chevrolet chiếm được phần lớn khách hàng và năm 1927, Ford buộc phải cho hàng nghìn công nhân nghỉ việc vì việc kinh doanh bị thu hẹp. Ở tuổi 64, vị chủ tịch già phải quay lại điểm xuất phát: chế tạo ra một chiếc xe mới.
“Không ngừng sáng tạo thì sẽ không sợ bị diệt vong” là một trong những câu nói nổi tiếng và cũng là triết lý kinh doanh của ‘ông hoàng xe hơi' nước Mỹ. Với nhiều nỗ lực, ông đưa ra một phiên bản hoàn toàn mới của mẫu xe Model A, và đem lại thành công cho công ty. Nhưng chỉ 3 năm sau, đến 1931, doanh số bán hàng lại giảm mạnh vì cuộc Đại khủng hoảng.
Trong khi đó, mẫu ô tô động cơ 6 xi-lanh mới của Chevrolet thu hút hết khách hàng. Một lần nữa, Ford phải dừng sản xuất, cho công nhân thôi việc và quay về bàn thiết kế. Và cũng một lần nữa ông đưa công ty về vị trí số 1 khi ra mắt Ford V-8, chiếc xe động cơ 8 xi-lanh.
Khoảng thời gian sau đó, vì sức khỏe giảm sút, ông giao trách nhiệm quản lý công ty cho người con trai duy nhất, Edsel Ford. Đến năm 1943, Edsel bị bệnh qua đời và ở tuổi 80, Henry Ford phải quay lại điều hành công ty cho đến khi người cháu trai về tiếp quản.
Ông mất 4 năm sau đó vì xuất huyết não. Hàng nghìn người đến viếng ông, các nhà máy đóng cửa trong khi hàng triệu công nhân mặc niệm tưởng nhớ người đã dạy dân Mỹ lái xe.
Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, Ford vẫn đang là một trong những hãng sản xuất xe nhiều nhất thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, dù Ford không còn chiếm giữ vị trí độc tôn nhưng Henry Ford vẫn sẽ luôn là cái tên tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô.
Henry Ford được tạp chí Forbes xếp hạng là người đứng đầu trong số 20 doanh nhân có ảnh hưởng nhất thời đại, cùng với Nobel, Morgan, Rockefeller.