【lịch vleague hôm nay】Bước tiến cơ giới hóa trong gieo cấy lúa

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 23:49:12 评论数:

Với mục tiêu chuyển dần sản xuất nông nghiệp theo hướng thông minh trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang phát triển mạnh mẽ,ướctiếncơgiớihatronggieocấlịch vleague hôm nay ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang triển khai nhiều mô hình ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, nhất là khâu gieo cấy đã mang lại những tín hiệu khả quan cho nông dân.

Nông dân Hậu Giang đang áp dụng mạnh mô hình cơ giới hóa trong khâu gieo cấy lúa.

Thực trạng cơ giới hóa

Qua khảo sát thực tế thì ngành nông nghiệp tỉnh đánh giá tình hình áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa hiện nay của nông dân trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều. Cụ thể, việc cơ giới hóa đa phần làm tốt ở khâu làm đất và thu hoạch lúa khi toàn tỉnh hiện có hơn 350 máy gặt đập liên hợp và 1.360 máy làm đất. Riêng ở các khâu khác như: gieo cấy, phun thuốc thì chủ yếu bằng sức lao động của con người nên dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí giống trong gieo sạ và ảnh hưởng môi trường, sức khỏe người canh tác trong quá trình phun thuốc. Mặt khác, việc hạn chế áp dụng cơ giới trong khâu gieo cấy lúa còn làm cho chi phí giá thành sản xuất cao và khó cạnh tranh. Từ nhiều yếu tố trên dẫn đến thu nhập của người trồng lúa gặp nhiều bấp bênh, nhất là khi thị trường có biến động về giá lúa thấp thì nông dân phải chịu nhiều thiệt thòi sau một vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Mười Một, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Mỗi vụ lúa, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật phải từ 4-5 lần, trường hợp vụ nào có dịch hại xuất hiện nhiều thì số lần phun tăng hơn. Còn bón phân thì ít nhất từ 3 cữ, đó là chưa kể ở mỗi lần rải phải trộn nhiều loại phân với nhau nên rất tốn công, tốn sức và chi phí bỏ ra từ tiền mua phân bón đến thuê nhân công cũng nhiều hơn”.

Cũng theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, thực tiễn hiện nay cho thấy vẫn còn không ít nông dân chưa mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa bền vững mà ngành nông nghiệp các cấp trong tỉnh đã triển khai mạnh mẽ như biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”; đặc biệt là trong khâu gieo sạ còn sử dụng lượng lúa giống khá nhiều, từ đó tạo ra không ít hệ lụy dịch bệnh về sau. Đang xuống giống cho 1,1ha lúa Hè thu (giống OM 5451) của gia đình, ông Nguyễn Văn Tùng, ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, cho hay: “Vụ này, tôi không mua lúa giống cấp xác nhận mà sử dụng lúa giống của gia đình từ vụ trước để sạ lại cho vụ này. Do đó, nhằm trừ hao lúa lép và nhẹ công giặm nên tôi quyết định ngâm 20kg lúa giống để sạ lan cho một công (1.300m2)”.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Dù còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa cơ giới hóa vào khâu gieo cấy do một số vấn đề như: Giá công cấy cao, nền đất yếu, tập quán sản xuất sạ dày… còn ăn sâu trong nhận thức của người dân. Tuy nhiên, những nỗ lực trong các năm qua của ngành nông nghiệp từ tỉnh đến địa phương đã từng bước xây dựng nhiều mô hình ứng dụng biện pháp cấy, gieo sạ khóm vào trong sản xuất nhằm thay đổi tư duy cũng như tập quán canh tác của bà con. Từ những mô hình ban đầu sẽ làm tiền đề quan trọng để mở rộng diện tích cho các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh.  

Hướng tới sẽ ứng dụng trong gieo sạ và phun thuốc bằng thiết bị bay không người lái.

Những tín hiệu khả quan

Một trong những địa phương đang làm tốt khâu triển khai và vận động người dân áp dụng mạnh mẽ mô hình đưa cơ giới hóa vào gieo cấy lúa là huyện Vị Thủy. Bởi, mô hình này được địa phương triển khai từ năm 2016 với diện tích ban đầu là 20ha. Từ mô hình điểm mang lại những tín hiệu tích cực đã giúp người dân cảm thấy thích thú nên diện tích ngày càng được nhân rộng qua các năm. Cụ thể, sang năm 2017 diện tích lúa được gieo sạ và cấy bằng cơ giới hóa là 125ha, trong đó mô hình điểm của tỉnh là 25ha, của huyện 100ha; đến năm 2018 có 54ha tại Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Vị Thủy 1 và HTX Thuận Tiến. Riêng vụ lúa Đông xuân 2019-2020 đang thu hoạch, thực hiện theo sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT trong việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào khâu gieo cấy lúa tại các tỉnh vùng ĐBSCL, trong đó có Hậu Giang, ngành chức năng huyện Vị Thủy đã phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện điểm trình diễn các loại hình cơ giới hóa trong gieo cấy lúa như: sạ khóm kết hợp phun thuốc diệt mầm, sạ khóm kết hợp vùi phân thông minh, cấy lúa bằng máy và sạ lúa bằng máy bay trên 4,9ha tại cánh đồng lúa ở ấp 1A, xã Vị Đông. Hiện tại, bà con nơi đây vừa thu hoạch xong vụ lúa với niềm vui trúng mùa, nguồn thu nhập hấp dẫn.

Nói về tính hiệu quả khi có 8 công ruộng của gia đình thực hiện mô hình, ông Nguyễn Văn Tuấn, ở ấp 1A, xã Vị Đông, thông tin: “Đợt rồi, tôi cấy lúa bằng máy, với lượng lúa giống sử dụng là 40kg cho toàn bộ diện tích, tính ra chỉ có 5kg lúa giống/công. Do cấy thưa nên tình hình dịch hại xuất hiện trên cây lúa rất ít, trong đó 45 ngày đầu không phun thuốc và cả vụ chỉ xịt 3 lần thuốc, giảm 2 lần so với sạ lan trước đó. Ngoài ra, lượng phân bón cho một công ruộng chỉ 40kg, giảm 10kg so với sạ lan. Riêng hộ bón phân thông minh thì chỉ bón vùi một lần ngay thời điểm sạ khóm nên không tốn nhiều công lao động”.

Ngoài những hiệu quả trên, theo bà con nông dân thực hiện mô hình, vấn đề nông dân ưng ý là năng suất lúa không thua so với những hộ canh tác theo truyền thống. Cụ thể là năng suất lúa dao động từ 1,1-1,2 tấn/công (1.300m2), giá bán ở mức 5.500 đồng/kg, cao hơn giá thị trường thực tế bên ngoài ngay thời điểm bán là 500 đồng/kg do nông dân sản xuất theo quy trình lúa giống. Ông Đinh Thanh Phong, có gần 3 công ruộng trong mô hình, phấn khởi bộc bạch: “Do giảm nhiều chi phí ở các khâu xuống giống ban đầu cũng như trong quá trình chăm sóc lúa nên tiền đầu tư cho cả vụ lúa vừa qua chỉ khoảng 2 triệu đồng/công. Như vậy, với năng suất và giá bán như trên thì sau khi trừ các khoản phải chi (tính luôn những hình thức được hỗ trợ) thì bà con có thể kiếm được nguồn lợi nhuận từ 23 đến gần 30 triệu đồng/ha; trong khi ruộng đối chứng chưa đến 19 triệu đồng/ha”.

Bên cạnh mô hình thí điểm trên, thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh còn triển khai một số mô hình khác liên quan với việc đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa như: Mô hình “sản xuất lúa theo quy trình SRI nhằm giảm lượng giống gieo sạ”, “cánh đồng lớn thâm canh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa”, “sản xuất lúa giống cấp xác nhận bằng phương pháp cấy”… do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đầu tư. Cùng với xây dựng mô hình, nhiều địa phương trong tỉnh còn có giải pháp hỗ trợ cho người dân mua sắm trang thiết bị để đáp ứng yêu cầu công việc. Điển hình như huyện Vị Thủy, tính từ năm 2017-2019, địa phương này đã vận dụng các nguồn kinh phí để hỗ trợ nhiều HTX, tổ hợp tác và câu lạc bộ được 7 máy cấy lúa, 79 máy phun phân bón, 129 dụng cụ sạ hàng. Riêng năm 2020 này, huyện Vị Thủy tiếp tục có kế hoạch hỗ trợ 3 máy cấy lúa, 2 máy sạ khóm và 19 máy phun phân bón. Mục đích chung là nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa một cách có hiệu quả và bền vững.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết thêm: Việc ngành nông nghiệp tỉnh đang đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa, đặc biệt là ở khâu gieo cấy đã thật sự làm thay đổi dần tập quán canh tác lúa của người nông dân từ sạ lan, sạ dày sang sạ thưa, sạ hàng, sạ khóm, cấy máy và hướng đến là sạ và phun thuốc bằng máy bay không người lái. Qua đây, đã thật sự giúp cho bà con nông dân giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường sống, cũng như sức khỏe người nông dân.

Cũng theo ông Hùng, thời gian tới, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng nhiều dự án liên quan đến cơ giới hóa vào khâu gieo cấy lúa, nhất là sẽ ứng dụng mô hình canh tác lúa thông minh (phân bón thông minh vùi 1 lần cho cả vụ lúa) để làm những điểm trình diễn giúp người dân học tập, ứng dụng và làm theo hướng công nghệ 4.0. Đặc biệt, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân trong việc xây dựng một hệ thống thu mua và bao tiêu sản phẩm ổn định. Mặt khác, liên kết với viện, trường để nghiên cứu các loại giống lúa, loại cơ giới hóa phù hợp cho đặc điểm vùng đất của tỉnh; đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách hỗ trợ vay vốn từ ngân hàng với lãi suất ưu đãi cho những nông dân muốn đầu tư máy móc trong khâu cơ giới hóa sản xuất lúa...

Hiện tại, lúa được xem là cây trồng chủ lực của tỉnh, với tổng diện tích gieo sạ hàng năm đạt hơn 200.000ha/3 vụ. Tổng sản lượng thu được cả năm đạt gần 1,3 triệu tấn, trong đó nhóm lúa thơm chiếm 7,5%, giống chất lượng cao chiếm 70%, giống chất lượng trung bình chiếm 19,50% và nhóm khác chiếm 3%.

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC