您现在的位置是:World Cup >>正文

【kết quả bóng đá hôm.nay】Tận tâm với những mảnh đời bất hạnh

World Cup22872人已围观

简介(CMO) Một lần tình cờ vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau, có dịp chứng kiến công việc của các ...

Báo Cà Mau(CMO) Một lần tình cờ vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau, có dịp chứng kiến công việc của các mẹ nơi đây phải chạy đôn chạy đáo để có thể chăm lo cho các trẻ khuyết tật, mồ côi. Các con quá đông mà số lượng mẹ chăm sóc thì lại ít nên rất vất vả, thấy vậy, chị Phan Thị Gấm (SN 1974, xã Định Bình, TP Cà Mau) quyết định xin vào trung tâm làm việc với suy nghĩ đơn giản ban đầu là chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh.

Chị Gấm tâm sự, thời gian đầu chưa quen công việc, suốt ngày phải đối mặt với những thân hình không lành lặn, những khuôn mặt biến dạng bởi hội chứng Down hay nạn nhân chất độc da cam; làm việc xuyên suốt trong môi trường mà độ lây nhiễm rất cao, đôi lúc cũng hơi sợ. Nhưng dần dần sự ái ngại ban đầu được lấp đầy bằng tình thương để chị nuôi nấng các con chu đáo hơn.

Mẹ Phan Thị Gấm bên những đứa con “đặc biệt” của mình.

7 năm làm công tác chăm sóc trực tiếp, cùng ăn, cùng ngủ với những đứa trẻ bất hạnh là ngần ấy thời gian chị coi chúng như con ruột của mình. Không ít lần chính tay chị nhặt được những bé bị bỏ rơi trước cửa trung tâm, mỗi bé chị đều coi như cái duyên đẹp. Có những bé đẻ non chưa đến 1 kg, chị buộc phải ủ bằng hơi ấm của cơ thể nhiều ngày, đút từng muỗng sữa rồi cũng lớn dần trong niềm vui mừng của chị.

Thương yêu là vậy, nhưng khi các bé đã cứng cáp và được những gia đình hiếm muộn liên hệ xin con, cũng như đa số các mẹ khác, chị Gấm đều mang cảm xúc vừa vui vừa buồn. Bởi nuôi nhiều ngày mến tay mến chân, nhưng không thể giữ riêng cho mình được mà phải cho con có một gia đình và một tương lai tươi sáng.

Không chỉ mát tay trong việc nuôi con nhỏ tại trung tâm, mỗi khi có trẻ khuyết tật bị bệnh nặng phải nhập viện, chị cũng là người tự nguyện đứng ra chịu trách nhiệm chăm sóc, theo sát bệnh tình của các em, thậm chí đến ca trực của mẹ khác nhưng nếu cần sự giúp đỡ, chị Gấm vẫn luôn sẵn sàng. Nhiều ca bệnh nặng buộc phải túc trực bệnh viện xuyên suốt vài tuần, thậm chí là vài tháng liền; đôi lúc phải chữa trị tại các bệnh viện lớn tận TP Hồ Chí Minh chị vẫn không ngại vất vả, thu xếp công việc nhà thật ổn thoả để theo sát, làm chỗ dựa tinh thần cho các con.

Xa nhà nhiều ngày, đôi khi nghe tiếng con qua điện thoại nhớ đến thắt lòng, nhưng chị vẫn gác qua một bên để dốc sức lo cho những đứa con bất hạnh đang giành giật sự sống. Cũng có nhiều trường hợp không qua khỏi, chính tay chị tẩn liệm cho con với những giọt nước mắt được nén vào trong. 

Câu chuyện về những kỷ niệm đối với các con "đặc biệt" chị từng nuôi qua cứ thế kéo dài. Trong khoảng thời gian làm nghề, chị không nhớ hết những đứa con mình từng nuôi qua với những hoàn cảnh khác nhau thế nào. Chỉ biết rằng, những đứa con sinh ra với những khiếm khuyết, có đứa bị tim bẩm sinh, hay xương thuỷ tinh, có đứa nằm một chỗ bất động với khuôn mặt cứ ngờ nghệch... tất cả đều được chị gửi vào đó trọn tấm lòng của người mẹ.

Hết lòng với những mảnh đời bất hạnh, nhưng trách nhiệm đối với gia đình luôn được chị khéo léo thu xếp. Thêm vào đó, lúc nào chị cũng nhận được sự ủng hộ của chồng và các con. Đó chính là động lực để chị học hỏi, phấn đấu nhiều hơn cho công việc của mình. Công việc tương đối vất vả và mức lương hiện tại chỉ ngót nghét 4 triệu đồng, đôi lúc gặp không ít chật vật, khó khăn trong cuộc sống. Tuy vậy, với chị, khi đã chọn công việc này, vấn đề kinh tế không nên đặt nặng, điều cần thiết là phải có cái tâm đủ lớn, một tình thương đủ lớn mới có thể làm tốt được.

"Làm nghề riết rồi thành đam mê khi nào không hay, hễ về nhà thì lại nhớ các con, nhớ hình ảnh các mẹ khác tại đây lúc nào cũng tất bật thì bao mệt nhọc biến đâu mất, chỉ mong ngày mai mau đến để vô lại trung tâm. Đối với tôi, trung tâm cũng giống như nhà mình", chị Gấm chia sẻ./.

Hoàng Phúc 

Chị Trần Thị Út, Trưởng Phòng Nuôi trẻ và Giáo dục định hướng, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, cho biết: "Chị Phan Thị Gấm là một trong những mẹ có nhiều đóng góp lớn trong việc nuôi dạy trẻ khuyết tật, mồ côi nơi đây. Tính tình hiền lành, gần gũi và luôn hết lòng đối với người, với nghề... là những nhận xét của lãnh đạo chúng tôi, cũng như đồng nghiệp khi nhắc về chị".

Tags:

相关文章