当前位置:首页 > Cúp C1

【celta vigo vs valencia】Tăng cường các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ và phơi lúa trên đường

 Lực lượng chức năng yêu cầu một hộ nông dân không phơi trên đường gây nguy hiểm

Hiện nay, huyện Quảng Điền đang bước vào thời gian cao điểm thu hoạch lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024.

Trong những ngày qua, các cơ quan, ban ngành và các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, song vẫn xảy ra tình trạng người dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng, dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người.

Ngoài ra, việc đốt rơm rạ sẽ làm cho một lượng nước trong đất bị bốc hơi, làm cho đất thoái hóa và trở nên chai cứng, khô cằn; tiêu diệt các loại sinh vật có ích, làm mất cân bằng hệ sinh thái ruộng lúa, gây bộc phát nhiều đối tượng sâu bệnh trên đồng ruộng. Cùng với đó, tình trạng phơi lúa trên các tuyến đường giao thông vẫn còn xảy ra, gây mất an toàn giao thông đối với người và phương tiện tham gia giao thông.

Để tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp hạn chế đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch, phơi thóc trên các tuyến đường giao thông nhằm bảo vệ môi trường và góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Chủ tịch UBND huyện Lê Ngọc Bảo có công văn yêu cầu: Các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vận động, hướng dẫn người dân không đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch nhằm bảo vệ môi trường, không xả rơm rạ bừa bãi xuống kênh tưới, tiêu thủy lợi; không phơi thóc trên đường giao thông.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch, phơi thóc trên các tuyến đường giao thông; xử lý kịp thời và kiên quyết các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND huyện trong việc để nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch và phơi thóc trên các tuyến đường giao thông để xảy ra tai nạn giao thông.

Ngành nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm sinh học ngay trên đồng ruộng nhằm hạn chế đốt rơm rạ, bảo vệ môi trường. Đồng thời, hỗ trợ áp dụng cơ giới hóa trong việc thu gom, vận chuyển rơm rạ và làm đất bằng máy cày lớn để phay, cày lật đất vùi hết rơm rạ vào trong đất, không để rơm rạ trôi nổi ảnh hưởng đến sản xuất và môi trường.

Lực lượng công an huyện và cấp xã kiểm tra, xử lý các trường hợp phơi lúa trên các tuyến đường gây cản trở và làm mất an toàn giao thông; phối hợp với các địa phương trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng.

Ghi nhận của phóng viên, trong các ngày nghỉ lễ, lực lượng chức năng các địa phương phối hợp với công an huyện làm tốt công tác tuyên truyền, nhắc nhở, xử lý các vi phạm nói trên nên về cơ bản người dân đã chấp hành nghiêm việc phơi lúa đúng nơi quy định và không đốt rơm rạ trên đồng.

分享到: