Học sinh tham quan,ạosảnphẩmhấpdẫnchohệthốngditíchlưuniệmBácHồkết quả ngoại hạng anh ngày hôm nay trải nghiệm tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở làng Dương Nỗ (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)
Chưa khai thác được lợi thế du lịch
Khoảng thời gian 10 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình sống ở Huế đã để lại một hệ thống di tích và địa điểm di tích vô cùng quý giá gắn liền với tuổi thơ của Người. Ngày 31/12/2020, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.
Bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát huy vai trò là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng. Tuy nhiên, bảo tàng và hệ thống di tích này chưa chú trọng gắn với phát triển du lịch. Ngoài lượng khách là các tầng lớp Nhân dân, học sinh, sinh viên, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể… đến dâng hoa báo công, tham quan học tập, đa phần du khách đến tham quan chỉ do nhu cầu tự phát, chưa xây dựng được tour tuyến gắn với hoạt động du lịch.
Di tích nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số địa điểm di tích vệ tinh nằm trên đường Mai Thúc Loan là đường nội thành nhỏ hẹp, cấm xe từ 30 chỗ, không có bãi đậu xe khiến việc đón tiếp khách du lịch bị hạn chế. Các dịch vụ đi kèm còn ít, các di tích chưa có quầy lưu niệm, giải khát, chưa kết nối được với những sản phẩm du lịch địa phương để nâng cao chất lượng điểm đến.
Hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được tôn tạo, xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn (Ảnh chụp trước thời điểm dịch COVID-19 bùng phát)
Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cũng chưa xây dựng được đội ngũ nhân lực làm marketing kết nối với các hãng lữ hành, hiệp hội du lịch, các cơ sở lưu trú; chưa quảng bá được các thế mạnh, điểm nhấn để thu hút khách. Ngoài giá trị lịch sử sâu sắc, các điểm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh có quy mô nhỏ, hầu hết nằm trong các khu dân cư nên không gian văn hóa, cảnh quan không đồng bộ giữa di tích và khu vực lân cận, chưa tạo được sự hấp dẫn với du khách.
Bà Lê Thùy Chi, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế cho hay, với đặc thù là bảo tàng và hệ thống di tích lưu niệm danh nhân Hồ Chí Minh nên nhiệm vụ phục vụ chính trị được đặt lên hàng đầu, phục vụ khách tham quan hoàn toàn miễn phí, mọi hoạt động đều thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước. Vì vậy, kinh phí đầu tư cho công tác marketing, duy trì đội ngũ cộng tác viên quảng bá điểm đến hầu như không có. Hơn nữa, hệ thống di tích về Bác nằm trên những địa thế hẹp, thuộc khu dân cư, không có điều kiện để mở rộng, không có quỹ đất để quy hoạch khu vực dịch vụ phục vụ du khách. Nguồn kinh phí đầu tư cho tu bổ, tôn tạo đã được quan tâm nhưng chưa đồng bộ.
Tạo sản phẩm hấp dẫn
Để thúc đẩy bảo tồn, tôn tạo và phát huy hệ thống di tích này một cách hiệu quả, UBND tỉnh vừa phê duyệt đề án “Phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thừa Thiên Huế phục vụ phát triển du lịch”. Đề án đặt ra mục tiêu vào năm 2021, xây dựng và đưa vào thực nghiệm các sản phẩm du lịch phù hợp với các đối tượng khách tham quan, như: tour tuyến tham quan các di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh kết hợp với các di tích lịch sử văn hóa và sản phẩm du lịch tại các địa phương; xây dựng chương trình lễ dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh dịp 19/5 trong cộng đồng; tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách. Đến năm 2025, hệ thống di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cơ bản được tu bổ, tôn tạo hoàn chỉnh. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế được đổi mới trưng bày, trở thành điểm tham quan du lịch hấp dẫn trong hệ thống điểm tham quan du lịch của tỉnh.
Với tour du lịch “Theo chân Bác Hồ thời niên thiếu ở Huế”, căn cứ trên giá trị lịch sử, văn hóa, vị trí địa lý của di tích, khả năng đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực, Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế phối hợp Hiệp hội Du lịch, các doanh nghiệp lữ hành tổ chức khảo sát tuyến điểm tham quan, sản phẩm du lịch cụ thể hình thành các tour du lịch hấp dẫn có thể chào bán cho du khách. Trong đó, định hướng xây dựng các sản phẩm du lịch hướng đến các đối tượng khách: cựu chiến binh Việt Nam, sinh viên, học sinh, khách nội địa, khách quốc tế như Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật…
Đề án sẽ mở rộng không gian trưng bày tại cụm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ theo hướng tạo sự kết nối, tổ chức thêm các không gian trưng bày bổ sung, như: trưng bày về lịch sử phát triển của làng Dương Nỗ cũng như những hiện vật đặc trưng văn hóa của cư dân nông nghiệp; tổ chức hệ thống trưng bày ngoài trời theo con đường dọc bờ sông Phổ Lợi từ đình làng Dương Nỗ đến nhà lưu niệm Bác Hồ, tạo cảnh quan, không gian văn hóa và kết nối các điểm di tích.
Đồng thời, tu bổ di tích địa điểm mai táng bà Hoàng Thị Loan tại núi Bân; chỉnh lý nội dung phòng truyền thống và lưu niệm Bác Hồ tại Trường THPT chuyên Quốc Học; tu bổ, chỉnh trang cảnh quan vườn hoa Phan Đăng Lưu (địa điểm Trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba); tiếp tục đổi mới trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế, tăng cường các hoạt động triển lãm chuyên đề, tìm hiểu khám phá tại bảo tàng để thu hút khách tham quan...
Bài, ảnh: MINH HIỀN