Nhận định của các cơ quan chuyên môn thì mùa khô năm nay,ạnmặnsẽdiễnbiếnphứctạthứ hạng của vfl wolfsburg hạn, mặn sẽ phức tạp, khó lường, nhất là mực nước, lưu lượng dòng chảy thấp hơn trung bình nhiều năm sẽ là điều kiện để nước mặn lấn sâu vào nội đồng.
Các địa phương trong tỉnh bị ảnh hưởng mặn hàng năm đang tích cực chuẩn bị ứng phó.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang, hiện tại ENSO vẫn tiếp tục trong pha trung tính. Theo dự báo của các Trung tâm Khí hậu trên thế giới thì ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina vào các tháng đầu năm 2021 với xác suất xảy ra khoảng 60%, nhưng có cường độ yếu và ít có khả năng kéo dài. Trong khi tổng lượng dòng chảy trên sông Mekong qua tỉnh Kratie (Campuchia) tuần cuối tháng 12-2020 đến nay nhỏ hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 12% và nhỏ hơn cùng kỳ năm 2016 khoảng 30%. Mực nước biển Hồ (Campuchia) hiện ở mức rất thấp, mực nước tại Kompong Luong (hồ Tonle Sap) thấp hơn cùng kỳ năm 2016 và TBNN khoảng 15%. Mực nước, lưu lượng dòng chảy qua trạm Tân Châu, Châu Đốc đều thấp hơn TBNN từ 25-35cm, lưu lượng dòng chảy thấp hơn TBNN từ 15-25%.
Mùa khô năm 2021 khu vực tỉnh Hậu Giang sẽ có mưa trái mùa nhưng cường độ mưa, lượng mưa không lớn, dòng chảy bề mặt nhỏ không đáng kể. Mùa mưa bắt đầu từ ngày 5 đến 10-5 ở mức trung bình nhiều năm. Nhiệt độ cao nhất 36,5 độ C xuất hiện vào nửa cuối tháng 4. Nhiệt độ thấp nhất 21 độ C xuất hiện vào đầu tháng 1. Trong mùa khô 2021, sẽ xuất hiện 2-3 đợt nắng nóng diện rộng vào tháng 4 và tháng 5.
Dù hiện tại mực nước nội đồng trên các sông, rạch trong tỉnh cao hơn TBNN từ 5-10cm, nhưng mực nước, lưu lượng dòng chảy trên các sông, rạch trong tỉnh sẽ xuống nhanh vào tháng 2 và tháng 3. Mực nước trong tháng 3, tháng 4 sẽ thấp hơn TBNN từ 15-25cm, lưu lượng dòng chảy ở mức thấp hơn TBNN từ 20-35%. Mùa khô năm 2021 khu vực tỉnh Hậu Giang sẽ thiếu nước. Tháng 3, 4, 5 khả năng cung cấp nước mặt từ sông Hậu cho tỉnh sẽ thiếu hụt so với nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản từ 25-35%. Thiếu nước nhiều nhất lần lượt là huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, huyện Vị Thủy và một phần huyện Phụng Hiệp.
Nạo vét kênh nội đồng nhằm tích trữ nước ngọt đề phòng hạn hán và xâm nhập mặn.
Ông Phạm Đức Đoàn, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, cho hay: Tình hình thủy văn, xâm nhập mặn trên khu vực tỉnh Hậu Giang phụ thuộc rất nhiều vào lưu lượng dòng chảy đầu nguồn sông Cửu Long, dòng chính sông Mekong, lượng nước từ sông Hậu cung cấp cho tỉnh. Diễn biến thủy văn mùa khô rất phức tạp nên các ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần thường xuyên cập nhật các bản tin thủy văn của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang để có thông tin và nhận định sớm nhất, khuyến cáo đến người dân.
Theo dự báo thì nước mặn sẽ xâm nhập vào địa bàn tỉnh từ tháng 2, qua 2 hướng Biển Đông và Biển Tây, ở mức cao hơn TBNN và kết thúc vào nửa cuối tháng 5. Nồng độ mặn cao nhất xuất hiện vào tháng 4 và ở mức xấp xỉ mùa khô 2015-2016. Ranh mặn 4‰ trên sông Cái Lớn và sông Ngan Dừa xâm nhập sâu trong nội đồng từ 10-15km; ranh mặn 2‰ xâm nhập sâu 20-30km. Ranh mặn 2‰ trên sông Cái Côn xâm nhập sâu trong nội đồng từ 10-15km. Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho hay: Theo dự báo thì mực nước, lưu lượng dòng chảy thượng nguồn thấp hơn TBNN, trong khi lượng mưa tại chỗ không đáng kể nên hạn, mặn năm 2021 sẽ phức tạp, các địa phương cần có kế hoạch phòng, chống phù hợp.
Trong khi đó, nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 6 đến 10-1, ở thượng nguồn sông Mekong và khu vực Nam bộ sẽ phổ biến ít mưa. Khu vực Tây Nam bộ nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 21-24 độ C, cao nhất từ 30-33 độ C. Mực nước các trạm trên dòng chính sông Mekong biến đổi chậm, mực nước các trạm thượng lưu ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-1,2m, mực nước các trạm trung, hạ lưu ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,1-0,2m. Mực nước trên sông Tiền và sông Hậu biến đổi chậm. Mực nước cao tại Tân Châu là 1,65m; tại Châu Đốc 1,75m, cao hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 0,14-0,29m.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 6 đến 10-1 ở ĐBSCL ít biến đổi trong những ngày tới. Độ mặn cao nhất tại các trạm phổ biến ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 1-2020. Chiều sâu ranh mặn 1‰ trong thời kỳ này ở sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 45-50km. Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại có phạm vi xâm nhập mặn 40-45km; sông Hàm Luông có phạm vi xâm nhập mặn 45-50km. Sông Hậu, Cổ Chiên có phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cái Lớn có phạm vi xâm nhập mặn 35-40km. Chiều sâu ranh mặn 4‰ trong thời kỳ này có khả năng trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây có phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại có phạm vi xâm nhập mặn 25-35km; sông Hàm Luông có phạm vi xâm nhập mặn 35-40km; sông Cổ Chiên, sông Hậu có phạm vi xâm nhập mặn 25-32km; sông Cái Lớn có phạm vi xâm nhập mặn 25-32km.
Ông Phùng Tiến Dũng, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2 (từ ngày 10 đến 15-2, từ ngày 26-2 đến 2-3), tháng 3 (từ ngày 12 đến 16-3, từ ngày 25 đến 29-3). Riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và tháng 4 (từ ngày 9 đến 14-4, từ ngày 24 đến 28-4), sau đó giảm dần. Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn.
Trước tình hình nước mặn sẽ ảnh hưởng trên địa bàn tỉnh trong mùa khô này, đặc biệt là dự báo từ tháng 2 tới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trương Cảnh Tuyên đã yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cập nhật kịp thời các thông tin mực nước, nhất là hạn, mặn để giúp người dân ứng phó hiệu quả.
Bài, ảnh: HOÀI THU