Điểm tựa blue-chips lung lay
Dù chưa tới ngày 20/10 nhưng khá nhiều doanh nghiệp niêm yết đã công bố kết quả kinh doanh quý 3. Nhóm blue-chips khởi động với cổ phiếu ngân hàng,ổngânhàngđồngloạtgiảlich bóng đá c1 nhưng đến giờ cũng không có bất kỳ hiệu ứng tăng giá rõ rệt nào. Thậm chí hôm nay cổ phiếu ngân hàng còn dẫn đầu cả nhóm blue-chips giảm giá.
Những cổ phiếu xuất sắc nhất của nhóm ngân hàng đang tỏ ra ngập ngừng tại đỉnh cao và khó tăng giá thêm. Kết quả kinh doanh tốt đã xuất hiện đúng thời điểm giá đã tăng cao vì thế lực đẩy từ thông tin hỗ trợ không còn mạnh.
VCB đóng cửa giảm 0,23%, ghi nhận phiên giảm giá thứ hai liên tục sau khi mất 1% hôm qua. Cổ phiếu này liên tiếp có đỉnh lịch sử. BID cũng đã giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp, đóng cửa dưới tham chiếu 1,72%, giảm mạnh nhất nhóm. VPB giảm 0,44%, cổ phiếu này đang ở đỉnh cao nhất 2019. MBB giảm 0,86%, là phiên giảm thứ 4 liên tục từ đỉnh cao 17 tháng. CTG giảm 1,37%, STB giảm 0,92%.
Hai cổ phiếu vốn hóa lớn duy nhất tăng phiên này là VNM tăng 1,15% và VHM tăng 0,58%. Các blue-chips khác đều “lung lay” với các mã giảm khác nhau như MSN giảm 1,3%, SAB giảm 0,36%, hoặc tham chiếu vô dụng như VIC, TCB, GAS, HPG.
VN-Index muốn tăng cần lực kéo từ blue-chips và muốn không giảm mạnh cần điểm tựa cũng là blue-chips. Phiên này chỉ số để mất 0,62 điểm, rất nhẹ vì vẫn còn có vài điểm tựa mong manh một cách đúng nghĩa đen: GAS, VIC, HPG chỉ còn vài ngàn cổ nữa là có thể giảm giá. VCB, BID rất dễ giảm sâu hơn vì dư mua quá ít.
Đến hôm nay có khá nhiều công ty ngoài ngân hàng đã tung ra kết quả kinh doanh quý 3 nhưng thị trường vẫn không thể giao dịch tích cực hơn, thậm chí chính cổ phiếu đó cũng không tăng giá mạnh nổi. FPT là ví dụ, lãi quý 3 tăng 32% cùng kỳ nhưng giá đóng cửa chỉ tăng 0,71%. Đó là một thất bại vì đầu phiên giá còn tăng 1,59%. DXG lũy kế 9 tháng lãi tăng 33%, giá hôm nay giảm 1,84% và đã giảm liền 3 ngày.
Rõ ràng là kể từ khi nhóm ngân hàng ra báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đến nay, thông tin này đã tạo ra các phản ứng không phù hợp. Không phải cứ doanh nghiệp lãi cao là giá tăng mà có khi còn giảm. Từ đầu tuần tới, số liệu quý 3 còn được công bố nhiều hơn nữa, nhưng liệu có thể tạo thay đổi giá rõ hơn hay không vẫn là câu hỏi lớn.
Dòng tiền đầu tư suy yếu, đầu cơ tăng vọt
Trên thị trường luôn tồn tại hai quan điểm đầu tư khác nhau: Đầu tư dài hạn dựa trên yếu tố cơ bản của doanh nghiệp và đầu cơ ngắn hạn dựa trên xu hướng biến động giá. Mặc dù thanh khoản hàng ngày duy trì khá tốt trong tuần, nhưng dòng tiền đầu tư đang có dấu hiệu suy yếu, do dòng vốn đầu cơ tăng lên.
Cổ phiếu đầu cơ nóng nhất hiện tại vẫn là FLC, 3 ngày qua đều giao dịch rất lớn. Tổng giá trị giao dịch của FLC trong 5 phiên tuần này lên tới 310,9 tỷ đồng và riêng 3 ngày cuối tuần đạt 296 tỷ đồng. Cổ phiếu này cũng tăng kịch trần trọn tuần với 39,5%. Một số cổ phiếu khác cũng giao dịch nóng như FIT, HAX hay KMR, SZC nhưng thanh khoản kém hơn FLC rất nhiều.
Đặc biệt giao dịch của cổ phiếu ROS ở mức khổng lồ với 2.886 tỷ đồng trong 5 phiên. Tổng hợp hai mã có liên quan là ROS và FLC, mức giao dịch trong tuần chiếm 19,2% toàn thị trường.
Hai cổ phiếu này có tính đầu cơ rất cao, đặc biệt là ROS liên tục được tạo thanh khoản ở cấp độ khó tưởng tượng. Nhờ đó mức giao dịch chung của thị trường duy trì được khá tốt. Tuy nhiên dòng vốn đầu cơ vào ROS hay FLC không hẳn có thể lan tỏa sang các cổ phiếu. Vì thế khi hai mã này càng giao dịch nhiều, tỷ trọng vốn bình thường trên thị trường càng thấp.
Bằng chứng rõ nhất là mức giao dịch ở nhóm cổ phiếu blue-chips thuộc VN30 đang giảm dần nếu không nhờ ROS giao dịch lớn. Tuần này 29 cổ phiếu còn lại của nhóm này giao dịch trung bình 1.380 tỷ đồng/ngày, kém nhất trong vòng 5 tuần trở lại đây.
HSX | HNX | ||
Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh |
2.941 tỷ đồng (-10%) | 153,5 triệu (-2%) | 277 tỷ đồng (+18%) | 23,6 triệu (+32%) |
Khánh Nhi