【ket qua bong da hom nai】Những tượng đài cho Huế

PGSTS Sử học Đỗ Bang cùng với các đồng sự được xem là một trong những người có công đầu trong việc nghiên cứu,ữngtượngđàichoHuếket qua bong da hom nai đối chứng từ sử sách với thực tế, xác định được địa điểm núi Bân hiện nay nằm không xa trung tâm đô thị Huế. Để rồi, chính tại đất thiêng núi Bân, 222 năm sau đó ra đời một công trình văn hoá lịch sử là tượng đài Quang Trung. Tôi đặc biệt trân trọng và nghĩ rằng, Huế đã có được một công trình văn hoá lịch sử xứng tầm với công đức cha ông, với tầm vóc lịch sử lớn lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung. Tượng đài đức vua Quang Trung khiến người ta liên tưởng đến sự hoà hợp giữa lòng người và đất trời, giữa ý nguyện và thực tại. Từ nhiều phía, hình ảnh nhà vua như tạc vào vách núi, sừng sững giữa đất trời, không phải chỉ mới hôm nay mà như đã có từ bao đời.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường trong tập sách “Tượng đài sông Hương” đã bàn đến 5 nhân vật huyền thoại và có thật mà cuộc đời và sự nghiệp xứng đáng được dựng đài tưởng niệm, lần lượt đó là nữ thần sông Hương, công chúa Huyền Trân, công chúa Ngọc Hân, nữ tướng Bùi Thị Xuân và thái hậu Từ Dũ. Và đây, hãy nghe lời bàn của nhà văn về Ngọc Hân công chúa: Nàng là một công chúa của Thăng Long, vượt đường cát bụi vào Nam, vào làm hoàng hậu ở Huế, làm vợ vua Quang Trung, từ đó, số phận của nàng chìm nổi với đất Thuận Hoá… Mô tả về cảnh đẹp của kinh đô Huế, trong “biểu mừng vua Quang Trung 40 tuổi”, nàng có viết: “Sương mù sắc tím nồng đượm, là hương cau thơm nức phòng the”. Vậy là dưới bàn tay tài hoa của công chúa Ngọc Hân, thiên nhiên Huế bắt đầu được phác thảo trong văn học. Có thể nói, công chúa Ngọc Hân là người khai sinh ra ý niệm “thành phố vườn” của Huế bây giờ vậy.

Một người con xứ Huế đi xa đã bày tỏ mơ ước về một viễn cảnh nghệ thuật trên đồi Vọng Cảnh. Rằng, ngoài nhà thờ công chúa Huyền Trân mới được xây dựng mang tính hương khói Huế xưa ở khu vực Chín Hầm sau vùng nghĩa trang thành phố Huế, cần có một tượng đài công chúa Huyền Trân mang tính nghệ thuật. Để rồi, chạy ngược dòng Hương từ cầu Trường Tiền ghé lên đồi Vọng Cảnh. Thuyền cặp bến, khách sẽ lên đồi. Nơi đó đã có sẵn một quán trà, cà phê nghệ thuật hợp bóng với tượng đài Huyền Trân. Khách nhấm trà trong sương khói và nhìn về một Huế xa xa nằm cuối dòng sông, lặng lẽ dưới chân đồi.
Cúp C1
上一篇:Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
下一篇:Nguyên nhân bồn chứa xăng dầu trồi lên khỏi mặt đất hơn 1m ở Đắk Nông