Trong bối cảnh ngân sách còn hạn hẹp, nợ công đang dần đến ngưỡng, các địa phương cần chủ động tìm nguồn để chi cho đầu tư phát triển.
Thách thức khi nhu cầu chi đầu tư lớn
Việt Nam đã và đang thực hiện tiến trình phân cấp ngân sách giữa Trung ương và địa phương. Chính quyền địa phương hiện quản lý hơn 50% tổng chi NSNN. Tỷ trọng chi của ngân sách địa phương (NSĐP) trong một số lĩnh vực quan trọng đặc biệt cao như giáo dục (80 - 90% ), y tế (75 - 80%), sự nghiệp kinh tế và quản lý hành chính.Để có đủ nguồn đầu tư phát triển, theo khuyến nghị của AFD, cần huy động vốn đầu tư của khu vực tư nhân bù đắp thiếu hụt tài chính. Ngoài ra, địa phương cần tìm kiếm các khả năng giảm một phần chi thường xuyên để có nguồn lực tăng chi đầu tư. Nguồn vốn vay dài hạn thích hợp đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương, song lại đi kèm với đó là rủi ro về tỷ giá buộc phải tính đến. Theo AFD, chính quyền địa phương cần từng bước tăng dần vay nợ thông qua phát hành trái phiếu và vay trực tiếp từ các ngân hàng thương mại để đầu tư các dự án hạ tầng có hiệu quả và thuộc diện ưu tiên cao.
Thu NSĐP hiện bao gồm ba loại: Nguồn thu tự chủ - nguồn thu được giữ lại 100% (hiện đáp ứng khoảng 16% tổng chi NSĐP); nguồn thu phân chia (khoảng 45% tổng chi) và bổ sung từ ngân sách trung ương (khoảng 39% tổng chi). Nguồn thu địa phương tự chủ là các khoản thu chủ yếu từ tiền sử dụng đất và các khoản thu liên quan đến đất đai. Tỷ lệ khoản thu này nói chung là khiêm tốn chỉ đáp ứng khoảng 12% - 16% chi NSĐP trong giai đoạn 2010 - 2015 nếu tính chung cho tất cả các địa phương, đối với các tỉnh giàu hơn tỷ lệ này khoảng 20 - 40%. Số thu từ nguồn thu tự chủ không ổn định do phụ thuộc vào giá đất và diện tích đất có thể bán, chuyển nhượng.
Trong khi đó, nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng ở địa phương là rất lớn. Danh mục lĩnh vực đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP khá rộng, gồm 12 lĩnh vực (nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, xã hội, môi trường, trụ sở hành chính).
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 32 - 34% GDP trong đó tổng vốn đầu tư từ NSNN khoảng 2 triệu tỷ đồng.
Trong báo cáo mới đây của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), cơ quan này cho rằng, trong 5 năm qua Việt Nam là một trong một số ít các nước đang phát triển ở châu Á có mức đầu tư hạ tầng cao hơn 5,5% GDP/năm (chỉ thấp hơn Trung Quốc 6,8% và
Buttan 6,5%), trong khi mức đầu tư hạ tầng bình quân của các nước đang phát triển tại châu Á là 2,5% GDP. Đối với điều kiện cụ thể của Việt Nam, vẫn cần phải tăng khối lượng đầu tư hạ tầng, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như đường bộ, cấp nước, vệ sinh và môi trường. Hiện nợ công của Việt Nam đã ở gần ngưỡng an toàn, do đó việc sử dụng vốn vay để đầu tư không còn nhiều.
Cắt giảm nhiều nguồn mới có tiền cho đầu tư
Theo AFD, trong bối cảnh hiện nay, để có nguồn đáp ứng nhu cầu chi đầu tư cho hạ tầng, các địa phương cần giảm chi thường xuyên, giảm chi hành chính, tập trung nâng cao hiệu quả chi đầu tư. Địa phương có thể dựa vào các nguồn tài chính công, như: Thu từ thuế, phí; vay nợ; quỹ đầu tư phát triển địa phương. Đối với nguồn lực huy động từ khu vực tư nhân có thể kể đến, đó là: Vay nợ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, từ vốn chủ sở hữu, hay vốn chủ sở hữu công và tư…
Nếu nhìn ở một mốc thời điểm năm 2015 làm ví dụ, nguồn tài chính để chi cho đầu tư phát triển của trung ương và địa phương là 308 nghìn tỷ đồng, chủ yếu từ thuế và phí (63%) và nguồn vay nợ của ngân sách trung ương (37%). Với nguồn thu từ thuế, một số khoản thu được để lại 100% cho địa phương. Đây là nguồn vốn quan trọng nhất vì địa phương hoàn toàn được tự chủ đối với nguồn thu này. Đối với một số địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng), Chính phủ đã cho cơ chế đặc biệt, được sử dụng NSĐP hoặc các nguồn vay khác xây dựng cơ sở hạ tầng sau đó bán đấu giá quyền sử dụng đã có hạ tầng với giá cao hơn để hoàn vốn ngân sách hoặc trả nợ vay. Với cơ chế này, các địa phương có thể tạo nguồn bổ sung từ đất đai phát triển hạ tầng.
Trên thực tế, một số tỉnh đã thực hiện các biện pháp tích cực tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng, như thu các lợi ích gia tăng từ đất đai có cơ sở hạ tầng do ngân sách đầu tư. Theo khuyến nghị của AFD, trong dài hạn Chính phủ Việt Nam cần trình Quốc hội Luật Thuế tài sản tạo nguồn thu ổn định cho NSĐP, vì thông thường thuế tài sản là sắc thuế phù hợp cho NSĐP.
Thời gian qua, số thu của địa phương cao hơn đã giúp các địa phương thực hiện nhiệm vụ chi cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội, góp phần nâng cao tính tự chủ của địa phương. Bên cạnh đó, theo Luật NSNN 2015 các địa phương được bội chi, bảo đảm phù hợp với khả năng trả nợ của địa phương. Do đó, để quản lý an toàn nợ công, trong cuộc hội thảo về chi tiêu công, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, cần nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của địa phương trong vay nợ và quản lý phân cấp đầu tư. Bà Vũ Hoàng Quyên, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới cho rằng, đối với một số địa phương có hoạt động vay nợ sôi động, cần xây dựng chương trình quản lý nợ trung hạn, giúp cân nhắc các nguồn vay một cách chiến lược hơn.Minh Anh
顶: 83251踩: 838
【soi kèo ngoại hạng anh hôm nay keouytin】Địa phương phải chủ động tìm nguồn lực cho đầu tư phát triển
人参与 | 时间:2025-01-11 06:54:12
相关文章
- Một chủ tịch huyện ở Thừa Thiên Huế vi phạm nồng độ cồn
- Vì sao bếp hồng ngoại bán chạy?
- Kỳ án buôn lậu hàng trăm ký vàng từ Campuchia về Việt Nam
- VinaPhone tiếp tay nhân viên bán số đẹp của người dùng?
- Viettel tăng trưởng 2 con số, nộp ngân sách 44,3 nghìn tỷ đồng
- Công ty cổ phần xi măng Hướng Dương bị kiện ra tòa
- Người tiêu dùng bỏ đồ Tầu dùng đồ Thái
- Nhộn nhịp hàng mã đón Tết ông Công, ông Táo
- HLV Kim Sang
- CEO mới FPT: Nỗi kinh hoàng trong các cuộc họp
评论专区