Có 36 bài tham luận tham gia hội thảo. Mỗi tham luận là một góc nhìn,ángtỏnhiềuthôngtinlịchsửvềĐàngTrongthờichúaNguyễtlbd hom nay quan điểm về quá trình xác lập chủ quyền, xây dựng bộ máy nhà nước, kinh tế, xã hội và văn hóa Đàng Trong. Trong đó, có 7 tác giả phát biểu trực tiếp và 7 ý kiến trao đổi, thảo luận. Phát biểu đề dẫn hội thảo, PGS. TS Đỗ Bang, Phú Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế cho biết: Trong nửa thế kỷ qua, vấn đề lịch sử Đàng Trong được nhiều học giả trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, có nhiều nội dung lại rất sơ lược, như ruộng đất và kinh tế nông nghiệp, giao thông và thủ công nghiệp, vấn đề xã hội và đời sống văn hóa, đô thị… Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và phát biểu tại hội thảo Các nội dung nghiên cứu rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với đất nước và quốc tế hiện nay như chủ quyền và khai thác biển đảo không được các tác giả đề cập. Các công trình nghiên cứu đã có cũng chưa làm rõ quá trình chuyển tiếp lịch sử từ các tiểu vương quốc Champa, Chân Lạp, Nam Bàn từ thế kỷ XVI, XVII qua thời chúa Nguyễn; vị thế vùng đất Thuận Quảng và vai trò của chúa Nguyễn Hoàng với khởi đầu sự nghiệp Đàng Trong; vấn đề mở coi và định cõi… Những vấn đề này tiếp tục đặt ra cho giới nghiên cứu ngày nay để có cái nhìn đúng và đầy đủ hơn giai đoạn lịch sử này. Nhiều vấn đề sáng tỏ Thông qua những nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền và xây dựng bộ máy nhà nước ở Đàng Trong, các nhà nghiên cứu cho thấy, dưới thời chúa Nguyễn, việc mở mang bờ cõi không chỉ được thực hiện trên bộ để Đại Việt có thêm vùng đất từ Phú Yên đến Bình Thuận (1611-1693), mà còn cả quá trình xác lập chủ quyền biển đảo từ Hoàng Sa đến Trường Sa, cùng các đảo gần bờ như Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc. Nhiều tư liệu mới về phủ chúa Nguyễn Bác Vọng, đô thành Phú Xuân cùng chính quyền địa phương xứ Thuận Quảng cũng được nghiên cứu và bổ sung đầy đủ hơn so với những công bố trước đó. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã trao đổi tại hội thảo Ở Tây Nguyên, trước và trong thời chúa Nguyễn tồn tại các tiểu quốc Nam Bàn, Thủy Xá, Hỏa Xá nhưng cương vực và quá trình hoạt động không được sử sách ghi chép đầy đủ. Vấn đề này tiếp tục được TS. Đinh Văn Hạnh (Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh) nghiên cứu. Kết quả, TS. Đinh Văn Hạnh không những xác định được địa vực cư trú của các tiểu quốc Nam Bàn, Thủy Xá và Hỏa Xá, mà còn làm sáng tỏ được tộc người, cách thức tổ chức gia đình, xã hội và tập quán của các cộng đồng thuộc những tiểu quốc này. Dưới thời chúa Nguyễn, chúa Nguyễn Phúc Thuần có một đóng góp cần khẳng định là quân đội và nhân dân Đàng Trong đã đánh tan đội quân xâm lược hùng hậu quả Xiên lần thứ nhất vào các năm 1771-1773 mà lâu nay ít được nghiên cứu. Dịp này, các nhà nghiên cứu cho thấy sức mạnh của quân đội được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Hoàng đã tạo nên nhiều chiến công vang dội. Đó là những lần chặn đứng sự tấn công của quân Trịnh phía Bắc, mở cõi về phía Nam và đánh bại đội quân hùng hậu của phương Tây. Trong bức tranh kinh tế Đàng Trong, các tác giả giới thiệu những nghiên cứu về miền Đông và miền Tây Nam Bộ trước và sau 1698; tình hình ruộng đất làng xã; những hoạt động thủ công nghiệp… Với bài giới thiệu về vai trò điều hành của kỹ thuật gia João da Cruz, người Bồ Đào Nha, về nghề đúc đồng, TS. Lê Nam Trung Hiếu (Trường ĐH Khoa học Huế) phân tích cụ thể xưởng đúc đồng của chúa Nguyễn ở Huế đã chế tạo được nhiều đại bác kiểu hiện đại của phương Tây. Chính những đại bác được sử dụng trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và nhiều chiếc vạc đồng hiện đang được trưng bày trong Đại Nội, đã được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần… Cần nghiên cứu nhiều hơn nữa Khẳng định và đánh giá cao những thông tin được các nhà nghiên cứu công bố tại hội thảo, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh cũng đồng thời đề nghị các tác giả tiếp tục mở rộng nghiên cứu một số vấn đề có phạm vi quan tâm rộng. TS. Võ Quang Vinh cho rằng nên nghiên cứu thêm về văn bản hành chính thời chúa Nguyễn Trong số 7 ý kiến trao đổi tại hội thảo, có 5 ý kiến cũng đề nghị tiếp tục nghiên cứu sâu hơn từ nguồn tư liệu Hán Nôm về các loại hình văn bản hành chính Đàng Trong; nghiên cứu về những nhân vật lịch sử đã được phong thần; những văn bản liên quan đến các mối quan hệ bang giao, hoặc liên quan đến vấn đề xác định chủ quyền biển đảo… “Di sản thời chúa Nguyễn còn để lại đến hôm nay hết sức phong phú và đa dạng. Đó là những thành lũy, lăng mộ, đền đài, phố cổ và các di vật đồ đồng, đồ gốm rất đặc sắc. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn có những nghiên cứu sâu hơn nữa những vấn đề liên quan đến Đàng Trong thời chúa Nguyễn thông qua di sản Hán Nôm”, PGS.TS Đỗ Bang nói. Bài, ảnh: Đồng Văn |