Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở vùng nắng gió Ninh Thuận,àngtraixâydựngFarmnôngnghiệptuầnhoàngiúpgiảmphátthảikhínhàkíti s tuổi thơ của Lê Minh Vương gắn liền với khó khăn, vất vả, từng chứng kiến những cánh đồng, ao tôm bị thoái hóa, bạc màu vì ô nhiễm do tác động của thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vương đã chứng kiến những mất mát không chỉ dừng lại ở vụ mùa, mà còn ảnh hưởng sức khỏe của người nông dân sống dựa vào nông nghiệp.
Từ khi ngồi trên giảng đường và sau khi tốt nghiệp đại học với đề tài nghiên cứu về ứng dụng phân trùn quế sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, Vương luôn khao khát đưa những nghiên cứu, sáng chế của mình áp dụng vào cuộc sống thực tế, tạo ra những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Lê Minh Vương bắt đầu nuôi dưỡng niềm đam mê với con trùn quế. Chúng là “cỗ máy” cải tạo đất, một phần không thể thiếu trong hành trình giảm phát thải metan tại các vùng nông thôn.
Theo anh Vương, con trùn quế rất dễ nuôi, chỉ cần tạo môi trường có bóng mát và có thể tận dụng rác thải hữu cơ ngay tại các hộ gia đình như trồng rau củ, trái cây…để làm thức ăn cho trùn. Đối với 100m2 có thể thả nuôi 4 tấn trùn sinh khối (gồm: phân trùn, kén trùn, trùn bố, mẹ…).
Sau khoảng 3 – 4 tháng, người nuôi chỉ cần gạt 5cm đất mặt để thu hoạch. Sản lượng sau thu hoạch có thể đạt từ 8 – 12 tấn sản phẩm từ trùn quế như: trùn thịt, phân trùn, đất đã được trùn quế xử lý thành phân bón tự nhiên.
Việc bón phân trùn quế sẽ giúp người nông dân tiết kiệm chí phí, thay thế chế bón phân hóa học, đất được cải tạo tăng độ tơi xốp và giàu dinh dưỡng hơn, cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao so với sản xuất truyền thống. Từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân….. Phân trùn quế giảm lượng khí thải từ 10- 20% hoặc cao hơn so với phân bón hóa học.
Sau 10 năm, Lê Minh Vương đã nghiên cứu, tìm tòi sáng chế ra nhiều loại phân bón hữu cơ tái chế; sử dụng toàn bộ các chất thải hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp như: Phân trùn nén viên dinh dưỡng tan chậm; cám men vi sinh ứng dụng và men vi sinh ủ phân bón hữu cơ vi sinh, sinh khối trùn giống bố mẹ xử lý chất thải hữu cơ làm phân bón vi sinh; sản xuất các loại rau hữu cơ…
Anh cũng đã xây dựng Farm Nông nghiệp tuần hoàn với mô hình vườn - ao - chuồng, diện tích 4.000m2 để mọi người cùng đến tham quan, học hỏi và trải nghiệm mô hình nông nghiệp tuần hoàn ngay trên quê hương của mình.
Tại đây, các chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này, là đầu vào của quá trình khác thông qua các bước xử lý nhờ trùn quế. Tất cả sản phẩm nông nghiệp đều được sản xuất khép kín, vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường nông thôn trong sạch.
Hiện Farm Nông nghiệp tuần hoàn của anh có đầy đủ các giống cây trồng, vật nuôi. Đứng đầu chuỗi khép kín nông nghiệp tuần hoàn là con trùn quế. Nhưng hành trình không chỉ đơn thuần là việc nuôi trùn quế và trồng cây, đó còn là quy trình khuyến khích người dân địa phương thay đổi nhận thức, từ những thói quen cũ kỹ sang cách làm mới, bền vững hơn.
Theo anh Vương, hiện nay người nông dân nhiều nơi vẫn chưa quen với việc sử dụng phân trùn quế (dù phân trùn quế giá thành mềm hơn phân bò) mà thích sử dụng phân bò hơn do phân bì ủ hoai khô ráo hơn, còn phân trùn quế nặng vì môi trường sống của trùn cần độ ẩm. Tuy nhiên, trùn quế có lợi ích giúp xử lý phụ phế phẩm, chất thải để biến thành những sản phẩm có giá trị trong nông nghiệp, cung cấp ngược trở lại cho mô hình nông nghiệp tuần hoàn, giảm thiểu tối đa tác động đối với môi trường nên mong muốn của Vương là thay đổi tư duy của người nông dân muốn sử dụng phân bò cho nhanh, thời gian ủ ngắn mà chưa để ý đến vấn đề môi trường.
Ngày 5/8/2022, Thủ tướng ký Quyết định số 942/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 với mục tiêu tổng quát là thực hiện nỗ lực quốc gia nhằm giảm ít nhất 30% tổng lượng phát thải khí mê-tan vào năm 2030 so với mức năm 2020 trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, quản lý chất thải rắn, xử lý nước thải, khai thác dầu khí, khai thác than và tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Việc phát triển các sản phẩm phân bón thế hệ mới, phân bón đa chức năng theo hướng hữu cơ, phân hữu cơ khoáng là giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Tại Hội thảo “Ngành phân bón với biến đổi khí hậu và nông nghiệp xanh” do Hiệp hội Phân bón Việt Nam tổ chức diễn ra ngày 23/6/2023 tại Cà Mau, Tiến sĩ Phùng Hà, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, việc sử dụng phân bón đúng loại, đúng tỷ lệ, đúng lúc và đúng cách cũng là giải pháp giúp giảm khí phát thải hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thay thế phân bón tổng hợp bằng phân chuồng, phân trộn hoặc phân hủy có khả năng giảm lượng khí thải nhà kính từ 10- 20% hoặc cao hơn.