【kết quả leeds united】Chính phủ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát
Từ nay đến cuối năm,ínhphủkiênđịnhmụctiêukiểmsoátlạmphákết quả leeds united Chính phủ kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát theo đúng kế hoạch đề ra. Do đó, sẽ chỉ có duy nhất một kịch bản điều hành giá để quyết tâm thực hiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Xây dựng kịch bản giá cho 6 tháng cuối năm
Thay mặt Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá (Nhóm giúp việc), ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, Tổ trưởng Nhóm giúp việc đã báo cáo về kết quả điều hành giá 6 tháng đầu năm và kiến nghị các giải pháp điều hành cuối năm 2018.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết, mặt bằng giá cả thị trường tháng 6/2018 tiếp tục tăng cao theo đúng dự báo đã được Nhóm giúp việc báo cáo Ban Chỉ đạo tại cuộc họp ngày 29/5/2018. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng 0,61% so với tháng trước. 6 tháng đầu năm, mặt bằng giá cả thị trường biến động theo hướng tăng tương đối cao trong 2 tháng đầu năm, giảm nhẹ trong tháng 3 và tăng trở lại trong 3 tháng tiếp theo. So với từng tháng trước, CPI tháng 1 tăng 0,51%, tháng 2 tăng 0,73%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 tăng 0,08%, tháng 5 tăng 0,55% và tháng 6 tăng 0,61%. Bình quân 6 tháng đầu năm 2018 tăng 3,29% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với quý III/2018, Nhóm giúp việc dự báo một số yếu tố chủ yếu tác động lên mặt bằng giá như: Giá một số loại lương thực, thực phẩm tăng cục bộ do tác động mùa mưa bão theo quy luật thường bắt đầu từ tháng 8 trở đi; giá dịch vụ và vật tư giáo dục tăng tập trung vào cuối tháng 8 và đầu tháng 9; điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, than đá có thể thực hiện vào tháng 9; giá xăng dầu thế giới tiếp tục xu hướng tăng và việc điều chỉnh lương cơ sở từ ngày 1/7/2018.
Tuy nhiên, vẫn còn những yếu tố làm giảm tác động lên mặt bằng giá như: Giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tại Thông tư số 15/2018/TT-BYT dự kiến làm giảm CPI 0,35% trong tháng 7; tác động mùa mưa bão sẽ làm giảm nhu cầu về vật liệu xây dựng. Tổng cục Thống kê dự báo, CPI tháng 7 có thể sẽ giảm 0,2% do tác động của việc điều chỉnh giảm giá dịch vụ y tế.
Trên cơ sở đó, Nhóm giúp việc đã xây dựng kịch bản chỉ số giá 6 tháng cuối năm 2018.
“Chốt”mục tiêu kiểm soát lạm phát 3,7 - 3,9%
Phát biểu kết luận phiên họp, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ biểu dương Bộ Tài chính, cơ quan thường trực đã phối hợp chặt chẽ với Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành để tổng hợp báo cáo trình Ban Chỉ đạo. Trưởng ban Chỉ đạo nhận định, chưa bao giờ công tác điều hành giá lại sát với diễn biến giá cả thị trường như hiện nay. Từng mặt hàng được phân tích và dự báo số liệu để chủ động trong điều hành.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với một số bộ, ngành chưa cập nhật đầy đủ tình hình. Giá dịch vụ giao thông tăng khá mạnh trong tháng 6, với 1,04%. Góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giao thông vận tải “cần rút kinh nghiệm”.
Đối với giá thịt lợn hơi cũng đóng góp tăng chỉ số giá tháng 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “cần có đánh giá tổng kết đầy đủ, có phân tích dự báo để chủ động trong điều hành”. Theo báo cáo của bộ này, trong 6 tháng tổng đàn lợn giảm 3% nhưng lượng cung chỉ giảm 1%, tuy nhiên chỉ số giá thịt lợn hơi tăng khiến CPI tăng trong tháng 6 vừa qua. Đây cũng là nhóm hàng (đặc biệt là giá thịt lợn hơi) đã được Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ dự báo từ cuối năm 2017 và đã yêu cầu các bộ liên quan cần chú ý cân đối cung cầu để tránh tăng giá, ảnh hưởng tới lạm phát của cả năm 2018. Đối với kịch bản điều hành, Phó Thủ tướng “chốt” mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân từ mức 3,7 - 3,9%. “Chỉ có một kịch bản từ nay đến cuối năm. Chúng ta đủ khả năng để kiểm soát lạm phát ở mức này. Quyết tâm thực hiện, chúng ta sẽ làm được”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Đối với nhóm dịch vụ giảm giá, Phó Thủ tướng đề nghị tiếp tục rà soát và kiểm soát giá đối với giá dịch vụ BOT; thuốc và vật tư thiết bị y tế. Dự kiến sẽ điều chỉnh học phí trong tháng 9. Do đó, các loại dịch vụ khác phải tính toán kỹ, không điều chỉnh để cùng cộng hưởng trong tháng này. Đối với điều chỉnh bước 3 tính chi phí quản lý trong giá dịch vụ y tế, Phó Thủ tướng đề nghị không điều chỉnh trong năm 2018.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ còn lưu ý các bộ, ngành cần làm tốt công tác dự báo giá của các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; tính toán cung cầu hàng hóa; sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hợp lý để tránh tác động tới lạm phát. Bộ Tài chính cần sớm xây dựng và khẩn trương trình Chính phủ dự thảo nghị định điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5; ngân hàng nhà nước điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, giữ lạm phát cơ bản ở mức 1,6%. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu làm tốt công tác truyền thông để tạo tâm lý tốt cho thị trường, tránh lạm phát kỳ vọng.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tỷ giá hôm nay (6/1): Đồng USD trên thị trường “chợ đen” vẫn tiếp tục tăng
- ·WHO khuyến nghị tăng gấp đôi thuế rượu, bia tại châu Âu
- ·Cảnh báo trào lưu cài điện thoại ở cửa sổ máy bay để quay clip
- ·Đột phá cải cách, vượt qua nhiều thách thức
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Chủ động giải pháp thu ngân sách trong bối cảnh dịch bùng phát
- ·Học viện Tài chính tổ chức thi tìm hiểu về Hải quan
- ·Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hỗ trợ người nộp thuế
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Phú Yên: Thu ngân sách 8 tháng đạt 95% dự toán
- ·Những cuốn sách về doanh nhân, doanh nghiệp đáng chú ý
- ·Tiết kiệm 3,282 tỷ USD cho hoạt động xuất nhập khẩu
- ·Hàng không quá tải, quay cuồng với giá vé, hủy chuyến
- ·'Không siết tín dụng bất hợp lí': Có vướng phải gỡ vướng, linh hoạt tạo hiệu quả
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Chân dung tỷ phú Ấn Độ vừa vượt mặt Bill Gates
- ·Quảng Nam: Tăng cường công tác quản lý các công trình thủy điện
- ·Hải quan Đà Nẵng tăng cường kiểm soát, phòng, chống dịch Covid
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Công nhận địa điểm tập kết hàng hóa tại khu vực cửa khẩu Hoa Lư