Các bà mẹ đang cho con bú không cần quá căng thẳng về việc không nên ăn gì khi cho con bú nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được những thực phẩm mà khi tiêu thụ với số lượng lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé và nguồn sữa của mẹ.
Hầu hết bà mẹ cho con bú có thể ăn nhiều loại thực phẩm mà không ảnh hưởng đến em bé của họ. Nhưng mọi tình huống đều khác nhau. Nếu nhận thấy rằng con có vẻ quấy khóc,ữngthựcphẩmphụnữđangchoconbúnêntránhvìantoàncủatrẻxem tỷ số bayern munich khó ngủ hoặc đầy hơi sau khi ăn một loại thức ăn cụ thể, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu cụ thể.
Rượu bia
Theo Andrea Syms-Brown, nhà tư vấn về vấn đề cho con bú tại New York (Mỹ) cho biết, sau 9 tháng không uống rượu bà mẹ có thể muốn uống một cốc bia hoặc một ly rượu và điều đó hoàn toàn ổn. Nhưng hãy nhớ rằng rượu có thể đi qua sữa mẹ vào hệ thống cơ thể của em bé. Dù mẹ có hút bỏ sữa đi trước khi cho bé bú thì nồng độ cồn vẫn cao trong máu của mẹ.
Nếu đã uống quá nhiều, hãy đợi cho đến khi rượu đào thải ra khỏi cơ thể trước khi cho con bú. Vào thời điểm máu không còn cồn, sữa cũng vậy. Tất nhiên, lượng rượu cần thiết để khiến say và cần đợi bao lâu trước khi tỉnh táo trở lại tùy thuộc vào mỗi người.
Nếu có thể chỉ nên uống chút rượu sau khi cho con bú, sau đó đợi 2-3 giờ trước lần cho con bú tiếp theo để cơ thể có thời gian đào thải chất cồn ra ngoài. Cũng có thể lên kế hoạch vắt sữa trước khi uống để có sẵn một ít sữa mẹ dự trữ cho bé.
Điều rất quan trọng là không bao giờ ngủ chung giường hoặc ngủ trên ghế sofa với em bé nếu đã uống rượu. Điều này có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
Thực phẩm chứa caffeine
Caffeine có thể được sử dụng khi đang cho con bú với liều lượng vừa phải. Tuy nhiên, chuyên gia Syms-Brown khuyến cáo miễn là hạn chế lượng caffeine nạp vào không quá 3 cốc đồ uống có chứa caffeine mỗi ngày.
Mặc dù những thứ có chứa caffeine không nhất thiết phải là thực phẩm nên tránh khi cho con bú, tốt nhất nên thưởng thức cà phê hoặc trà sau khi vừa cho con bú xong. Giống rượu, caffeine đi vào máu và sữa mẹ, do đó, uống quá nhiều cà phê có thể khiến một số trẻ (đặc biệt là trẻ sơ sinh) bồn chồn.