【union berlin – bochum】Hà Nội sẽ giảm số lượng Phó bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ mới
Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội 17 Đảng bộ TP.
TheàNộisẽgiảmsốlượngPhóbíthưThànhuỷnhiệmkỳmớunion berlin – bochumo kế hoạch, cấp uỷ nhiệm kỳ 2020-2025 phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, thật sự trong sạch, vững mạnh…
Kế hoạch nhấn mạnh kiên quyết sàng lọc không để lọt vào cấp uỷ khoá mới những người bản lĩnh chính trị không vững vàng; thiếu gương mẫu, mất đoàn kết, cục bộ, bè phái, cơ hội, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh; có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, tiêu cực…
Kế hoạch nêu rõ, số lượng uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ TP nhiệm kỳ 2020-2025 không quá 71 người. Số lượng uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ không quá 17 người.
Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội khóa 16, nhiệm kỳ 2015-2020 bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới. Ảnh: Nguyên Trí |
Định hướng cơ cấu Ban thường vụ gồm có: Bí thư Thành uỷ, Phó bí thư thường trực Thành uỷ; Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch HĐND TP; Chủ tịch và 1 Phó chủ tịch UBND TP; Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành uỷ và trưởng các ban: Tổ chức, Tuyên giáo, Dân vận, Nội chính; Chủ tịch UB MTTQ TP; Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô; Giám đốc Công an TP; 2 uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ ở địa bàn, lĩnh vực quan trọng cần tập trung sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Thành uỷ.
Số lượng Phó bí thư Thành uỷ nhiệm kỳ 2020-2025 không quá 3 người.
Thành ủy Hà Nội khóa 16 nhiệm kỳ 2015-2020 có 4 Phó bí thư gồm: Phó bí thư thường trực Ngô Thị Thanh Hằng; Phó bí thư, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung; Phó bí thư, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc; Phó bí thư Đào Đức Toàn. |
Đối với quận, huyện, thị xã, số lượng cấp uỷ viên Ban chấp hành từ 39-41 người tại các quận, huyện: Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Sơn Tây, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Ba Vì, Chương Mỹ, Đông Anh, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Thường Tín, Ứng Hoà, Thạch Thất, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức.
Các đảng bộ có số lượng cấp uỷ viên Ban chấp hành từ 37-39 người tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Tây Hồ, Mê Linh, Thanh Oai, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng.
Số lượng uỷ viên Ban thường vụ ở mỗi quận, huyện, thị uỷ nhiệm kỳ 2020-2025 từ 11-13 người, đảm bảo không quá 1/3 số lượng cấp uỷ viên. Mỗi quận, huyện, thị uỷ không quá 2 phó bí thư.
Đối với các đảng bộ khối, đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành uỷ, số lượng cấp uỷ viên Ban chấp hành từ 21-25 người. Riêng với Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ Công an TP thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của Quân uỷ TƯ và Đảng uỷ Công an TƯ.
Số lượng uỷ viên Ban thường vụ ở mỗi đảng bộ khối, đảng bộ cấp trên cơ sở trực thuộc Thành uỷ không quá 7 người, từ 1-2 phó bí thư.
Với đảng bộ xã, phường, thị trấn; đảng bộ cơ sở cơ quan hành chính, LLVT, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước có số lượng cấp uỷ viên không quá 15 người.
Ban chấp hành đảng bộ cơ sở có 9 uỷ viên trở lên được bầu ban thường vụ (không quá 1/3 số lượng uỷ biên ban chấp hành), phó bí thư từ 1-2 người.
Nữ lần đầu tham gia cấp ủy sinh từ tháng 9/1970 trở lại đây
Về độ tuổi cấp ủy viên nhiệm kỳ 2020-2025, kế hoạch nêu những trường hợp lần đầu tham gia cấp uỷ, đối với cấp TP ít nhất nam sinh từ tháng 9/1965 và nữ sinh từ tháng 9/1970 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như đối với nam).
Đối với cấp quận, huyện, thị xã, ít nhất nam sinh từ tháng 6/1965, nữ sinh từ tháng 6/1970 trở lại đây.
Những trường hợp được giới thiệu tái cử, đối với cấp TP, kế hoạch nêu rõ, nam sinh từ tháng 3/1963 và nữ sinh từ tháng 3/1968 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như nam).
Riêng các trường hợp có dự kiến giới thiệu tái cử các chức danh lãnh đạo HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 thì nam sinh từ tháng 9/1963 và nữ sinh từ tháng 9/1968 trở lại đây (trừ các trường hợp được kéo dài thời gian công tác như đối với nam). Riêng đối với uỷ viên Bộ Chính trị, uỷ viên TƯ Đảng sẽ do TƯ quyết định.
Với cấp quận, huyện, thị xã, theo kế hoạch, nam sinh từ tháng 12/1962 và nữ sinh từ tháng 12/1967 trở lại đây. Riêng các trường hợp có dự kiến giới thiệu tái cử các chức danh lãnh đạo HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 thì nam sinh từ tháng 9/1963 và nữ sinh từ tháng 9/1968 trở lại đây.
Đối với lực lượng vũ trang, độ tuổi tham gia cấp uỷ căn cứ vào độ tuổi nghỉ hưu quy định tại luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và luật Sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam. Các nhân sự tham gia cấp uỷ địa phương thực hiện theo quy định chung về độ tuổi tham gia cấp uỷ các cấp theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và kế hoạch của Thành uỷ.
Các trường hợp tham gia cấp uỷ trong Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Đảng bộ Công an TP Hà Nội, tuổi tái cử phải đủ tuổi công tác ít nhất 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng đối với nhiệm kỳ 5 năm); trường hợp đặc biệt còn tuổi công tác từ 1 năm (12 tháng) đến dưới 30 tháng phải là những người có năng lực, đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ, uy tín cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên và phải được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ xem xét, quyết định.
7 nữ Bí thư Tỉnh ủy đều là ủy viên Trung ương
Cả 7 nữ Bí thư Tỉnh ủy đều là ủy viên TƯ khóa 12, trong đó bà Võ Thị Ánh Xuân, Bí thư An Giang trẻ nhất, sinh năm 1970.