当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【dự đoán kêt quả bóng đá】Những địa danh “Dồ” ở Cà Mau

【dự đoán kêt quả bóng đá】Những địa danh “Dồ” ở Cà Mau

2025-01-10 00:31:36 [Cúp C1] 来源:Empire777

Báo Cà Mau(CMO) Theo cách hiểu thông thường, địa danh là từ chỉ tên gọi một vùng đất, một địa phương nhất định. Địa danh thường phản ánh quá trình hình thành, các đặc điểm của yếu tố địa lý tự nhiên và lịch sử với những nét đặc sắc về kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương. Đối với địa danh ở Cà Mau, đặc điểm nổi bật nhất là địa danh tự nhiên, được hình thành và lưu truyền trong đời sống dân gian trước khi trở thành địa danh phổ biến, được sử dụng như địa danh hành chính.

Những địa danh mang tên “Dồ” ở Cà Mau cũng nằm trong quy luật định danh này. Theo nhiều người lớn tuổi sinh sống ở vùng U Minh Hạ, trước đây có nhiều vùng đất mang tên “Dồ”.

Ông Dương Lý Quảng (sinh năm 1943) ở kinh Hội đồng Thành, ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, kể tên một số địa danh mang tên “Dồ”: Dồ Ông Thượng, Dồ Dơi, Dồ Diệc, Dồ Mốp, Dồ Đầu Lâu, Dồ Máy Bay…

Vùng đất mang tên “Dồ Ông Thượng” (Khánh Bình Tây) ngày nay.

Qua tìm hiểu thực tế, những địa điểm mang tên “Dồ” là những vùng đất cao ráo, nhô lên giữa rừng, người dân có thể cất nhà để sinh sống trên đó. Những nơi có địa hình gần giống như “Dồ” nhưng kéo dài hơn hoặc ở ven sông, rạch thì được gọi là “Giồng” (Giồng Kè, Giồng Nhum, Giồng Nổi, Giồng Ông, Giồng Tra…), hoặc gọi theo tiếng Khmer là “Nỗng” (Nỗng Cạn, Nỗng Tranh, Nỗng Ông Thìn, Nỗng Ông Sâu…), có khi đơn giản chỉ gọi là “Gò” (Gò Công, Gò Đất, Gò Quao…). Đặc điểm chung là tên địa hình (Dồ, Giồng, Nỗng, Gò) ghép với tên người, tên động vật, thực vật, hoặc đặc điểm riêng của địa phương trở thành địa danh.

Địa danh “Dồ Ông Thượng” một thời nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước với những “Làng rừng” là mô hình chiến tranh Nhân dân, thể hiện tình đoàn kết của quân - dân Cà Mau. Ông Lê Quang Lâm (sinh năm 1939), nguyên Phó Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, kể lại, khoảng năm 1959-1960, ông là bộ đội thuộc đơn vị Đinh Tiên Hoàng (sau này là Tiểu đoàn 306) có nhiệm vụ canh gác và hỗ trợ bà con sống trong Làng rừng Khánh Bình Tây, lúc đó làng rừng tập trung đông nhất tại Dồ Ông Thượng kéo dài ven rừng U Minh Hạ đến hơn 4 cây số, có hơn 100 gia đình bỏ lại làng quê vào rừng để tham gia cách mạng, nhà cửa được cất bằng cây tràm, mái nhà lợp bằng vỏ tràm được lột ra từ những gốc tràm lớn, mặc dù đời sống khó khăn gian khổ nhưng bà con rất đoàn kết, một lòng theo Đảng, theo cách mạng.

Sách “Làng rừng Minh Hải 1958-1960” trích lời phát biểu của đồng chí Trần Hữu Vịnh, nguyên Phó Bí thư Tỉnh uỷ Minh Hải: “Tôi còn nhớ rõ Làng rừng Khánh Bình Tây trước đây nằm trên bờ mốp cao, dân thường gọi là Dồ Ông Thượng. Tôi đến đúng vị trí nhưng không nhìn ra, mà chỉ còn một rừng lau sậy. Tuy hình dáng làng rừng năm xưa chẳng tìm lại được, tôi vẫn không sao quên những năm tháng bi thương và hào hùng đó của quê hương”[*].

Địa danh “Dồ Diệc” thuộc địa phận xã Trí Phải, huyện Thới Bình, nơi đây ngày trước vốn hoang vu, có nhiều loài cò, diệc sinh sống, nhiều nhất là diệc xám, diệc mốc, người địa phương cũng gọi “Máng Diệc”. Nơi đây vào năm 1970 đã chứng kiến trận thảm sát của Mỹ - nguỵ đối với quân, dân Cà Mau. Sự kiện xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 17/3/1970 (nhằm ngày 10/2 âm lịch), máy bay trinh sát của địch phát hiện tại lung Máng Diệc có dấu hiệu hoạt động của con người, chúng cho một phi đội ập đến bất ngờ bắn pháo, ném lựu đạn và bắn đại liên xuống khu vực lung Máng Diệc liên tục khoảng hơn 60 phút. Một cán bộ của ta dùng súng bắn trả, trực thăng của địch liền bỏ đi. Khoảng 30 phút sau, chúng quay lại tiếp tục bắn phá ác liệt gây ra cuộc thảm sát tại đây. Trận thảm sát đã làm cho chiến sĩ, Nhân dân ta hy sinh 72 người. Điều đó không những không làm quân dân ta nao núng mà còn làm cho lòng căm thù giặc thêm sâu sắc, quyết tâm theo cách mạng đánh giặc đến thắng lợi cuối cùng. Đây là địa chỉ đỏ - nơi chứng tích tội ác của Mỹ - nguỵ đối với đồng bào ta, đồng thời ghi nhận sự hy sinh của quân, dân tỉnh Cà Mau trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Ngày 28/5/2015, địa điểm trận thảm sát của Mỹ - nguỵ tại kinh Máng Diệc được UBND tỉnh Cà Mau xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Cũng nằm ven rừng U Minh Hạ, một số địa điểm được dân gian định danh là “Dồ Mốp” (nơi có nhiều cây mốp sinh sống, loại cây gỗ mềm, người dân địa phương đào rễ cây này lấy nước uống trong những mùa hạn lớn), “Dồ Đầu Lâu” ghi dấu địa điểm người dân phát hiện ra đầu lâu người được chôn dưới rừng; “Dồ Máy Bay” ở gần Lung Nổi (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) là nơi đóng quân của “Xưởng quân giới” trong kháng chiến chống Mỹ, gắn liền với tên tuổi của ông Ba Lò Rèn (Anh hùng Lực lượng vũ trang Nguyễn Trung Thành), các chiến sĩ quân giới đã sử dụng xác máy bay địch lấy nhôm và kim loại để chế tạo vũ khí... Địa danh “Dồ Dơi” là vùng lõi của rừng U Minh Hạ, nơi có nhiều máng dơi và động vật quý hiếm thuộc hệ sinh thái rừng ngập ngọt. Địa danh sau này được gọi trại thành “Vồ Dơi” thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ, một trong những địa điểm bảo tồn thiên nhiên quan trọng của tỉnh Cà Mau.

Những địa danh tên “Dồ” ở Cà Mau theo thời gian đã bị nhiều người quên lãng, do ảnh hưởng của các địa danh hành chính được đặt lại sau này. Tuy nhiên, việc hình thành các địa danh tên “Dồ” nói riêng, các địa danh dân gian nói chung đã trải qua một quá trình lâu dài, gắn với đặc điểm tự nhiên, đặc điểm lịch sử - văn hoá của vùng đất, cần được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung cho kho tàng di sản văn hoá phi vật thể ở địa phươngu

[*] Làng rừng Minh Hải (1958-1960), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Làng rừng Minh Hải, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Minh Hải xuất bản, 1993.

Huỳnh Thăng

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

推荐文章
热点阅读