Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO,ànhdệtmayđốimặttháchthứcthiếuhụtnguồxep hang bd tbn thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại tọa đàm "Ngành dệt may Việt Nam trước thách thức và cơ hội từ thị trường châu Âu", do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay, 2/8.
Theo bà Trang, năm 2018 dệt may Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu là 5,6 tỷ USD – một con số tuy lớn nhưng cũng chỉ chiếm 2,02% tổng lượng nhập khẩu hàng dệt may của châu Âu, có nghĩa là dư địa của thị trường châu Âu còn rất lớn.
Bên cạnh đó, tuy không được đánh giá là ngành hưởng lợi nhất trong tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường EU khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, nhưng dệt may sẽ là ngành hưởng lợi nhất từ phát triển chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.
“Thách thức lớn nhất đối với ngành dệt may hiện nay chính là vấn đề nguồn cung nguyên liệu. Nếu không đảm bảo quy tắc xuất xứ thì hàng hóa Việt Nam không được ưu đãi. Trên thực tế, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng khoảng 90% nguyên phụ liệu của ta đang nhập khẩu từ các nguồn không phải là thành viên của hiệp định và không được ưu đãi cộng gộp trong hiệp định” - bà Trang chia sẻ.
Phát biểu tại tọa đàm, ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho rằng, EVFTA sẽ tạo cơ hội lớn cho ngành dệt may phát triển khi thuế quan với tất cả hàng dệt may sẽ được đưa về 0%, trong đó 77% về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Tuy nhiên, EVFTA với những yêu cầu mạnh mẽ về cải cách có thể tạo ra những thách thức lớn đối với một ngành sản xuất truyền thống như dệt may. Trước đây, ngành dệt may Việt Nam phát triển theo bề rộng, chủ yếu dựa vào lợi thế là nguồn lao động giá rẻ. Song khi hội nhập quốc tế, dệt may cũng sẽ là ngành có sự cạnh tranh rất lớn trên quy mô toàn cầu.
"Đầu tư nước ngoài đã và đang có dấu hiệu "đổ" vào ngành dệt may Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực nguyên phụ liệu nhờ sức hút của các hiệp định thương mại tự do. Thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp lớn từ Mỹ và châu Âu “rót” vốn vào nước ta như doanh nghiệp Đức đã đầu tư dự án kéo sợi len lông cừu tại Đà Lạt; tập đoàn Israel, Mỹ đầu tư vào dệt ở Bình Định, nhuộm ở Nam Định... Nhưng, có ai dám chắc khi gặp phải khó khăn như chi phí tăng lên, không có chuỗi cung ứng bền vững thì họ không chuyển hướng sang nước khác" - đại diện Bộ Công thương nhấn mạnh.
Còn theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam, ngành dệt may đang gặp phải nút thắt về nguồn cung thiếu hụt, trong khi đó, để tận dụng được cơ hội từ EVFTA mang lại, dệt may buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ. Thực tế cho thấy, ngành dệt may Việt Nam tuy đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhưng chủ yếu chỉ thực hiện những công đoạn đơn giản như gia công. Do đó, các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ cao của EVFTA cũng là thách thức rất lớn với các doanh nghiệp ngành dệt may.
Do đó, theo ông Giang, để giải quyết được vướng mắc về sự thiếu hụt của nguồn cung rất cần sự vào cuộc hiệu quả của Nhà nước trong việc hoạch định chiến lược phát triển các khu công nghiệp và có sự thông suốt từ chính sách chỉ đạo của Trung ương tới địa phương.
Tố Uyên
顶: 37踩: 86971
【xep hang bd tbn】EVFTA: Ngành dệt may đối mặt thách thức thiếu hụt nguồn cung
人参与 | 时间:2025-01-13 06:18:42
相关文章
- Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- Thông tin thêm về vụ mỹ phẩm lậu trong lô đồng hồ, đồ cũ NK từ Pháp
- Chọn áo khoác cả tuần đến công sở
- Bình Phước: Tịch thu gần 120.000 bao thuốc lá điếu nhập lậu
- Mưa lớn kéo dài gây sạt lở làm sập nhà ở Quảng Ninh
- Điểm thi IELTS của thí sinh Việt Nam tụt hạng so với trước
- Công an tỉnh Bolykhamxay (Lào) gửi thư khen Biên phòng Hà Tĩnh
- Cho con bú 6 tháng, mẹ sẽ thon thả hàng thập kỷ
- Third Diên Hồng Awards honours 83 outstanding journalistic works
- Biểu giá điện sinh hoạt mới được đề xuất rút từ 6 bậc còn 5 bậc
评论专区