Đây là mặt hàng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,ếliệuvẫntìmcáchnhậplậuquabiêngiớkết quả trận tigres uanl việc bắt giữ của các cơ quan chức năng gặp khó khăn vì các đối tượng thường hoạt động rất tinh vi, việc xử lý vẫn rất nhiêu khê.
Cuối tháng 9 vừa qua, lực lượng Công an tỉnh Tây Ninh đã bắt giữ 5 xe gắn máy đang vận chuyển hạt nhựa phế liệu tại địa bàn ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh khi các xe này đang tập kết về kho phế liệu của cơ sở kinh doanh T.H để chất lên xe tải chuẩn bị xuất phát về TP.HCM. Qua kiểm tra, lực lượng Công an đã tạm giữ 140 bao hạt nhựa phế liệu. Chủ cơ sở là bà Lê Thị Huệ đã thừa nhận số phế liệu trên không có chứng từ, mua từ các đối tượng nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam để bán cho một số đối tượng tại TP.HCM.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh Tây Ninh, mặc dù phế liệu nhập lậu không là mặt hàng trọng điểm trong kiểm soát nhưng nếu không có biện pháp ngăn chặn, bắt giữ hiệu quả thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất cao khi số phế liệu này nhập lậu qua biên giới trót lọt sẽ được tập kết tại các kho trong khu dân cư. Đó là chưa kể sẽ đưa vào sản xuất các sản phẩm nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, các đối tượng hiện nay thường dùng chiêu thức “kiến tha lâu đầy tổ” bằng cách tổ chức thu gom, thu mua từ các người dân sang Campuchia lén lút mang về Việt Nam bán kiếm lời.
Hoạt động này tại biên giới Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang là rõ nét nhất khi hàng ngày người dân qua bên kia biên giới mua phế liệu bằng xe gắn máy, xe đạp rồi “chẻ” về Việt Nam bán cho các cơ sở thu gom. Giữa tháng 10 vừa qua, phóng viên Báo Hải quan đã chứng kiến khá nhiều người dân chở phế liệu đến bán tại các vựa phế liệu tại xã biên giới Mỹ Đức, Hà Tiên. Họ thường chẻ hàng qua hai bên cánh gà cửa khẩu, ngoài địa bàn hoạt động hải quan, việc bắt giữ gặp không ít khó khăn vì hoạt động rất nhỏ lẻ- ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hà Tiên cho biết. Ông Chiến còn cho biết thêm, Chi cục đã từng kiến nghị chính quyền địa phương không cấp phép kinh doanh, hoạt động cho các vựa phế liệu khu vực biên giới Hà Tiên nhưng kiến nghị này dường như rơi vào im lặng. Hiện nay, khu vực xã biên giới Mỹ Đức có hơn 5 vựa phế liệu hàng ngày “ngốn” không ít phế liệu do các đối tượng từ Campuchia chuyển sang. Tại một vựa phế liệu trên đường xuống khu biên giới đường xuồng, chúng tôi chứng kiến số phế liệu chất tràn ra ngoài, không che chắn, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Một kho chứa phế liệu tràn ra đường tại biên giới Hà Tiên Ảnh: Đ.N. |
Ngoài các đối tượng vận chuyển nhỏ lẻ, tại khu vực biên giới Hà Tiên các đối tượng buôn lậu phế liệu thường sử dụng xe tải nhẹ của Campuchia để chở phế liệu nhập lậu vào ban đêm. Tại địa bàn xã biên giới Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, Đội Kiểm soát Hải quan, Cục Hải quan Kiên Giang đã bắt giữ một xe tải nhẹ mang biển kiểm soát Campuchia số 3A-1219 đang đi từ Campuchia về Việt Nam, vận chuyển 9 tấn mạt tiện sắt, thời điểm bắt giữ là 22 giờ đêm khi cửa khẩu Hà Tiên đã đóng cửa theo quy định. Chủ hàng là bà Nguyễn Thị Thắm, ngụ tại huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang khai nhận số phế liệu trên mua từ Campuchia, vận chuyển về Việt Nam bán kiếm lời, không hóa đơn chứng từ hợp pháp. Sau đó, Đội Kiểm soát Hải quan đã phạt tiền, tịch thu tang vật và buộc tái xuất phương tiện Campuchia.
Còn tại An Giang, nổi bật nhất là vụ Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông- Cục Hải quan An Giang bắt giữ trên 32,4 tấn phế liệu nhựa (tấm nhựa và nhựa phế liệu xay nhỏ) và 17,6 tấn phế liệu khác gồm chai nhựa phế liệu và vỏ thuốc tây phế liệu trong tháng 6 vừa qua. Khi bắt giữ số phế liệu nói trên và trên đường áp giải về trụ sở Chi cục để làm rõ, lực lượng Hải quan gặp phải sự chống đối, kích động của các đối tượng toan giật lại phương tiện và tang vật. Sau đó, Chi cục Hải quan cửa khẩu Vĩnh Hội Đông đã củng cố hồ sơ chuyển Cục Hải quan An Giang và Cục Hải quan đã hoàn tất hồ sơ, chuyển UBND tỉnh An Giang xử lý theo thẩm quyền. Sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối tượng vận chuyển là ông Đặng Minh Bằng 15 triệu đồng về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (mặt hàng phế liệu). Đồng thời tịch thu trên 32,4 tấn phế liệu nhựa (tấm nhựa và nhựa phế liệu xay nhỏ), buộc tiêu hủy 17,6 tấn phế liệu khác gồm chai nhựa phế liệu và vỏ thuốc tây phế liệu.
Việc xử lý phế liệu hiện nay gặp khó khăn là phải tiến hành giám định các loại phế liệu nhưng một lô hàng lậu phế liệu lại có rất nhiều mặt hàng. Vì thế, việc xác định mặt hàng đủ tiêu chuẩn, mặt hàng không đủ tiêu chuẩn để có quyết định xử lý tịch thu hoặc tiêu hủy là không thể nhanh chóng. Ngoài ra, việc tiêu hủy đòi hỏi phải thực hiện tại cơ sở đạt tiêu chuẩn mà tại các tỉnh phía Nam rất ít cơ sở đạt tiêu chuẩn. Như vụ việc vừa qua tại An Giang, Cục Hải quan An Giang phải tiến hành vận chuyển số phế liệu buộc tiêu hủy qua tận nhà máy của công ty Holcim ở Kiên Giang để thực hiện. Thời gian xử lý một vụ phế liệu khá dài, cơ quan Hải quan lại không có kho chuyên dụng nên trong thời gian xử lý, CBCC Hải quan phải đối mặt với ô nhiễm ngay tại nơi làm việc khi bắt giữ phế liệu.
Mặc dù không nổi bật nhưng phế liệu là mặt hàng “nhạy cảm” với môi trường hiện nay nên lực lượng Hải quan cũng như các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm soát nhằm phát hiện và bắt giữ phế liệu nhập lậu qua biên giới. Tuy nhiên, việc xử lý hành vi vận chuyển nhỏ lẻ của cư dân và hoạt động thu gom của các cơ sở tại khu vực biên giới vẫn chưa được rốt ráo nên phế liệu vẫn đang lén lút qua biên giới.