【kq bd hang 2 duc】Chứng khoán tuần: Thị trường tổn thương ở mức độ nào?
Điều đó báo hiệu một mức độ điều chỉnh lớn hơn thông thường,ứngkhoántuầnThịtrườngtổnthươngởmứcđộnàkq bd hang 2 duc lớn hơn tất cả các nhịp giảm trong bản thân sóng hiện tại. Như vậy, đây có khả năng rất cao là một nhịp giảm thay đổi xu thế ngắn hạn, chứ không chỉ là nhịp điều chỉnh giảm thông thường trong một xu thế tăng trung hạn.
Đợt phục hồi đầu tiên – vết thương chưa lành!
Trong hai tuần qua, nhịp giảm sốc nhất là 3,5 phiên giao dịch với chỉ số VN-Index từ mức cao nhất 732,87 điểm rơi xuống thấp nhất 705,55 điểm, tương đương mức giảm 3,73%.
Đây cũng là tốc độ giảm lớn chưa từng có kể từ chân sóng. Sau nhịp giảm có phần bất ngờ này, thị trường phục hồi liền 2 phiên trong tuần qua. Khá nhiều cổ phiếu đã tăng giá tốt, tạo cảm giác thị trường hàn gắn được vết thương sâu của tuần thứ hai của tháng 4. Tuy nhiên thực tế mức phục hồi trong tuần qua là không đáng kể so với các thương tổn giảm giá kể từ khi giá rời đỉnh.
Thống kê ở sàn HSX, tuần qua có 123 cổ phiếu tăng giá so với phiên ngày 14/4. Nhưng chỉ có 78 cổ phiếu là tăng được 2 tuần liên tiếp (tăng so với ngày 7/4). Nói cách khác, HSX chỉ có được 78 cổ phiếu vượt qua những phiên biến động giảm đột biến vừa rồi. Đối với sàn Hà Nội, trong 124 cổ phiếu tăng giá tuần qua thì cũng chỉ có 72 cổ phiếu tăng so với ngày 7/4.
Những thống kê ở trên nói lên điều gì? Đầu tiên là có không nhiều cổ phiếu tăng mạnh hơn VN-Index trong tuần qua (biểu hiện là số cổ phiếu tăng giá trong tuần). Thứ hai, trong số các cổ phiếu tăng giá trong tuần đó, rất ít cổ phiếu vượt qua được cú sốc giảm bất ngờ khi VN-Index thay đổi xu thế mạnh nhất kể từ chân sóng.
Một lượng rất lớn cổ phiếu tuy có xuất hiện 1-2 phiên tăng giá trong tuần qua, nhưng mức tăng giá vẫn còn rất nhỏ so với mức giảm kể từ đỉnh sóng. Nói cách khác, nhà đầu tư vẫn đang ôm cổ phiếu từ đỉnh sóng đến nay, tuy có được vài phiên bớt lỗ, nhưng mức thiệt hại vẫn còn rất cao.
Thông thường đợt phục hồi đầu tiên là nhịp tăng ngắn phản ứng lại mức giảm cực nhanh và bất ngờ trước đó. Thị trường trải qua 3,5 phiên với mức giảm 3,73% ở VN-Index với nguyên nhân được cho là do căng thẳng từ tình hình chính trị quốc tế. Tuy nhiên nếu đó thật sự là nguyên nhân, thì sau khi thông tin trở nên nhạt đi và chẳng có chuyện gì nghiêm trọng xảy ra, tại sao thị trường lại vẫn bị tổn thương lớn đến như vậy, tại sao vẫn có quá nhiều cổ phiếu giảm giá sâu hơn hoặc phục hồi không đáng kể so với mức giảm?
Kết quả kinh doanh có thể trợ lực?
Tuần qua thị trường đón nhận nhiều thông tin tích cực liên quan đến kết quả kinh doanh, kế hoạch chia thưởng, trả cổ tức từ các đại hội cổ đông. Đây là thông tin được chờ đợi nhất giai đoạn hiện tại. Theo chu kỳ hàng năm, đây là luồng thông tin cuối cùng trước khi thị trường phải chờ đợi tới ít nhất là cuối tháng 6 để có kết quả kinh doanh quý 2.
Thực tế nhịp phục hồi ngắn 2 phiên trong tuần qua chính là xuất phát từ động lực tăng của một số cổ phiếu trên cơ sở thông tin kết quả kinh doanh. Đáng tiếc là các kết quả này chỉ giúp được các cổ phiếu cụ thể, thay vì giúp toàn bộ thị trường. Đó là lý do vì sao đa số cổ phiếu vẫn bị tổn thương nặng trong tuần qua như mới thống kê ở phía trên.
Về mặt kỹ thuật, VN-Index hoàn toàn có thể phục hồi cao hơn mức đạt được trong tuần qua, tới khoảng 720 điểm, tương đương với 50% mức sụt giảm từ đỉnh 732,87 điểm xuống đáy 705,55 điểm. Tuy thế đó chỉ là kết quả của một phép đo thuần túy kỹ thuật. Mức phục hồi tuần qua đem lại kết quả không thật sự đáng để kỳ vọng.
Nguyên nhân là các blue-chips phục hồi quá yếu. Các cổ phiếu trong rổ HSX30 tuần qua chỉ có 8 mã tăng giá mà mức tăng cao nhất lại thuộc về HNG, DPM, GMD, những mã tăng xấp xỉ 3% trở lên. Các cổ phiếu này lại vừa chịu một tổn thương nghiêm trọng: HNG vừa giảm 22,6% ngay trước đó thì mức phục hồi 6,19% tuần qua chỉ mang tính an ủi. DPM từ đầu tháng 3 tới đầu tuần qua còn giảm 12,6%, mức phục hồi 3,75% trong tuần là quá nhẹ. GDM cũng vừa giảm 18%, tuần qua mới hồi được 2,9%.
Một khía cạnh khác khá tiêu cực, là có nhiều cổ phiếu cũng trải qua một nhịp sụt giảm lớn, cũng có kết quả kinh doanh tích cực nhưng tuần qua giá lại tăng không đáng kể. SSI là ví dụ rõ nhất trong nhóm blue-chips. Lợi nhuận tốt đẩy giá tăng trong tuần 0,68%, mức phục hồi không đáng kể so với đà giảm 10,8% kể từ đỉnh chỉ trong 8 phiên ngay trước đó.
Cần nhìn thị trường với con mắt thực tế hơn thay vì chỉ dựa trên yếu tố cảm tính là kết quả kinh doanh quý 1 tốt sẽ tạo sóng tăng trở lại. Đúng là sẽ có nhiều cổ phiếu tăng giá với thông tin hỗ trợ kiểu này, nhưng hai câu hỏi quan trọng hơn cần đặt ra là: Giá sẽ tăng ở mức độ nào, có tương xứng với mức giảm đang diễn ra hay không? Thời gian để giá phục hồi dài hay ngắn, chỉ là một đợt hồi ngắn hạn rồi để giảm tiếp, hay đủ sức hình thành nhịp tăng mới dài hơi?
Hai câu hỏi đó chính là điều mà đa số nhà đầu tư mắc kẹt trong thị trường khó lý giải thấu đáo. Giá cổ phiếu tăng một phiên là mừng, giảm một phiên là nản. Giá luôn trong một xu thế nào đó- tăng, giảm hoặc đi ngang tích lũy - Nếu giá tăng chỉ là tăng trong xu thế giảm thì phải thận trọng, ngược lại, nếu giảm trong xu thế tăng thì có thể tự tin nắm giữ.
Trọng Nghĩa