Danh sách các dự ánđầu tưcông quy mô lớn mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân trong Chỉ thị 11/CT-TTg (về nhiệm vụ,úcđầutưcôngđểtháobỏtắcnghẽnchứkhôngchỉđểgiảingâta88 app link giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19) không có gì mới. Đó là các dự án quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế- xã hội như các dự án Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020... nhưng đang bị chậm trễ. Trong Chỉ thị 11/2020/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành thủ tục và thúc đẩy giải ngân, thực hiện các dự án đầu tư công quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội như các dự án Mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Đường Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020..., không được để chậm trễ như vừa qua. “Thúc đẩy được tiến độ các dự án này là rất cần thiết, vì đây đều là các dự án có mục tiêu tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng của nền kinh tế, như hàng không, đường bộ... Nếu tháo được, nghĩa là sớm đưa các dự án vào thực hiện, thì việc kết nối nền kinh tế Việt Nam với thế giới và ngược lại không chỉ tạo ra sự năng động cho nền kinh tế mà còn tại ra tiềm năng tăng trưởng tương lai của nền kinh tế”, ông Cung phân tích. Nhưng đây cũng chính là điều mà ông Cung đang kỳ vọng vào các giải pháp mà các bộ, ngành đưa ra để thúc đẩy đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Vì thực tế, sự chậm trễ trong giải ngân đầu tư công nói chung, giải ngân các dự án hạ tầng quy mô lớn có nhiều nguyên nhân do sự chồng chéo, không thống nhất của nhiều quy định pháp luật liên quan, đã được nhắc đến trong khá nhiều các cuộc họp của không chỉ các bộ, ngành, địa phương mà cả Chính phủ. “Nhưng bối cảnh hiện tại, tôi hy vọng sẽ có sự thay đổi thực sự trong thái độ và cả cách thức làm việc của các bộ, ngành với yêu cầu này của Thủ tướng Chính phủ. Có thể có những vướng mắc chưa gỡ được ngay vì nằm trong luật, nghị định, cần phải có thời gian để nghị xem xét, sửa đổi, nhưng tôi tin là nếu lãnh đạo các bộ, ngành chủ động đi tìm các nút thắt, tìm cách gỡ thay vì ngồi đợi theo đúng quy trình, thì sẽ có giải pháp ngay”, ông Cung nói. Cụ thể, ông Cung cho rằng, các bộ, ngành, địa phương cùng rà soát các dự án đã được Thủ tướng Chính phủ nhắc tên và những dự án có tác động lan tỏa tới nền kinh tế, đề xuất cách tháo gỡ cụ thể cho từng dự án, theo nguyên tắc vướng ở đâu, quy định nào, đầu mối xử lý... Thời gian xử lý các dự án phải được xác định ở mức tối thiểu, nếu quy trình là 3 tháng thì có thể chỉ làm trong 3 tuần, thậm chí 3 ngày... “Quan trọng nhất là các bộ, ngành phải cho thấy các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công là để thông đường, tháo bỏ hoặc giảm bớt các điểm tắc nghẽn cho nền kinh tế những năm tới, chứ không chỉ là để hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư”, ông Cung thẳng thắn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3/2020; đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế Yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thường xuyên kiểm tra, có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, khối lượng và chất lượng công trình.
|