TheậtBảnchọnASEANlàbànđạpđểxuấtkhẩkq bong da mexicoo điều tra năm 2010 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), gần 40% DN Nhật Bản chọn ASEAN làm cứ điểm sản xuất đã trả lời rằng họ đang “lợi dụng FTA” giữa các nước ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ để XK sang các nước này cũng như XK trong khu vực ASEAN. Báo Nihon Keizai phân tích việc đàm phán FTA chậm chạp và bế tắc với các nước có khả năng cạnh tranh xuất khẩu với Nhật Bản như Hàn Quốc đã khiến cho xu hướng XK từ các nước ASEAN của các DN Nhật Bản tăng mạnh.
Cho đến nay, nhiều DN Nhật Bản đã di chuyển các cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN, nơi có chi phí lao động thấp, và đang tăng cường xuất khẩu từ các nước này. Theo điều tra của Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản, tổng kim ngạch XK từ tháng 4 đến tháng 9- 2010 từ 4 nước ASEAN (Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines) sang các thị trường ngoài Nhật Bản đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước, lên 26,1 tỷ USD. Đặc biệt, các phương tiện vận tải (xe ô tô) chiếm tới 30% tổng kim ngạch XK đã tăng 2,8 lần trong vòng 5 năm qua.
Tập đoàn ô tô Nissan đã tận dụng FTA để vận chuyển, cung cấp phụ tùng cho sản xuất dòng xe Match tại Thái Lan và Ấn Độ. Hãng Honda đã bắt đầu XK xe thành phẩm từ Thái Lan sang Ấn Độ từ năm 2009 và hãng này cho biết “sẽ tiếp tục tăng cường vận chuyển, cung cấp phụ tùng từ khu vực có khả năng cạnh tranh mạnh nhất về chi phí lao động”.
Trong lĩnh vực hàng điện tử, hãng Sony đã cung cấp TV màn hình tinh thể lỏng từ Malaysia sang Ấn Độ, nhờ đó duy trì được thị phần lớn nhất tại Ấn Độ bất chấp sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng điện tử Hàn Quốc. Hãng Toshiba cũng đang tăng XK hàng hóa từ Indonesia sang các nước ASEAN và Ấn Độ.
Tuy nhiên, xu hướng này tăng lên sẽ có khả năng ảnh hưởng xấu đến việc tuyển dụng ở Nhật Bản. Các chuyên gia kinh tế Nhật Bản lo ngại rằng nếu XK không thông đường qua Nhật Bản tăng lên thì chắc chắn XK từ Nhật Bản và việc tuyển dụng ở Nhật Bản sẽ giảm xuống.
Cẩm Tuyến