Kết quả giám sát của cơ quan chức năng năm 2011 cho thấy,ànngậpraukhôngantoàkết quả. bóng đá có gần 90% số mẫu rau tươi đang lưu thông trên thị trường là an toàn. Tuy nhiên, theo TS Đào Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) thuộc Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp, an toàn thực phẩm Việt Nam, hiện nay còn có nhiều vấn đề “nóng” như: Thiếu đầu mối quản lý chính trong ATTP, thiếu thể chế tổng thể trong ATTP, đối với cấp địa phương không thống nhất trong quản lý ATTP…. Vì do quy mô sản xuất của VN chủ yếu là sản xuất nhỏ, manh mún trình độ canh tác của người dân vẫn còn bất cập tại hầu hết các vùng trồng rau. Nhiều người dân vẫn còn nhiều vi phạm trong quy định an toàn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Người trồng rau vẫn thực hiện phun thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách khiến rau không an toàn ngày càng nhiều trên thị trường. Ảnh: Minh họa |
Trước thực tế đó, cần phải tiếp tục nâng cao năng lực cho người sản, cho công tác quản lý nhóm, liên nhóm, và cách lấy mẫu kiểm tra bất thường. Đặc biệt cần phải tăng cường hơn nữa vai trò giám sát chéo giữa các bên liên quan, thanh kiểm tra sản xuất và ngược lại người sản xuất cũng phải giám sát được việc bán lẻ tại các cửa hàng.
Các cửa hàng bán lẻ cần kết nối mạnh mẽ với người tiêu dùng để khuyến khích họ tham gia hơn nữa vào hệ thống PGS (hệ thống đảm bảo cùng tham gia). Hơn nữa theo nhiều diễn giả cần có những quy định bằng văn bản cụ thể hướng dẫn các liên nhóm, công ty thực hiện các quy định trong sử dụng bao bì và tem nhãn PGS.
Theo nhận định của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, rau không an toàn đang là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người, là một trong những “thủ phạm” chính trong các vụ ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng bệnh lạ trên người trong những năm gần đây.
Thống kê cho biết, 80% lượng rau ở các chợ đầu mối tại Hà Nội hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc và các tỉnh. Trong đó hầu hết số rau này không được giám sát trong quá trình lưu thông, phân phối. Nguyên nhân do việc quản lý nguồn rau trồng nội địa, cũng như nhập khẩu qua các vùng biên giới, đang gặp rất nhiều khó khăn.
Theo ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại miền núi (Bộ Công thương), các hoạt động nhập khẩu qua cửa khẩu chính không sôi động bằng các cửa khẩu phụ. Tuy nhiên, phần lớn các cửa khẩu phụ lại không có kiểm dịch, nên với việc nhập khẩu tràn lan rau quả từ Trung Quốc, Campuchia, Lào vào Việt Nam, chất lượng các mặt hàng này trên thị trường là hầu như không thể kiểm soát.
"Việc quản lý các khâu trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn theo phương pháp dự phòng và ngăn chặn các nguy cơ cần có các quy chuẩn kỹ thuật để quản lý", TS Thế Anh nói.
Tỷ lệ rau không an toàn đưa ra thị trường vẫn còn quá lớn. Ảnh: Minh họa |
Tuy nhiên, mặc dù số lượng văn bản về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam rất lớn, với 245 văn bản và hàng loạt pháp lệnh, nghị quyết, quyết định… song hệ thống văn bản pháp quy liên quan đến an toàn thực phẩm vẫn gần như bỏ trống.
Trong khi đó, tiến trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chế tài quản lý an toàn thực phẩm còn rất dài để Luật An toàn thực phẩm có thể được thực hiện hóa.
Bên cạnh đó, thực trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau diễn ra rất nghiêm trọng. Một cuộc khảo sát gần đây tại 8 tỉnh cho thấy, có đến 51,24% mẫu rau phát hiện mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng, 47% mẫu rau dư vượt ngưỡng NO3, đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc tại nước ta.
Vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm trên rau, củ, quả đang được người tiêu dùng và các cơ quan quản lý đặc biệt quan tâm. Kết quả giám sát năm 2011 của Cục Bảo vệ thực vật đã phát hiện 106/1.050 mẫu rau, chiếm khoảng 10%, có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép.
Trong khi đó, tại Việt Nam, số cơ sở trồng rau phần lớn ở hộ nông dân nhỏ và công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở quy mô nhỏ đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều phân tích tại hội thảo chỉ ra rằng, với quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, trình độ canh tác của người dân vẫn còn hạn chế tại hầu hết các vùng trồng rau; có nhiều loại rau được trồng trên một diện tích hẹp gây khó khăn cho việc kiểm tra, giám sát sử dụng thuốc.
Mặt khác, nhiều người dân vẫn vi phạm trong quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, lực lượng làm công tác an toàn thực phẩm còn mỏng, thiếu phương tiện và nguồn lực…
Để quản lý hiệu quả công tác an toàn thực phẩm đối với sản xuất và kinh doanh rau quả ở hộ quy mô nhỏ, cần tăng cường năng lực và nguồn lực cho các cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm; đa dạng hóa các hệ thống chứng nhận sản xuất rau an toàn phù hợp với quy mô và điều kiện sản xuất; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp tham gia vào giám sát an toàn thực phẩm, đẩy mạnh mô hình giám sát cộng đồng trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.
Đồng thời đẩy nhanh tiến độ ban hành hệ thống các văn bản dưới luật để giải quyết những khoảng trống trong quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất quy mô nhỏ.
Nguyễn Nam