【ket qua vdqg brazil】Các tỉnh thành giãn cách xã hội phải cách ly người với người, gia đình với gia đình

作者:World Cup 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-27 04:59:21 评论数:

Báo cáo kết quả thực hiện giãn cách xã hội của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long gửi đến hội nghị sơ kết trực tuyến về công tác phòng,áctỉnhthànhgiãncáchxãhộiphảicáchlyngườivớingườigiađìnhvớigiađìket qua vdqg brazil chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 diễn ra sáng 15/8, nêu nhiều nội dung đáng chú ý.

13 địa phương áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16

Bộ trưởng Y tế cho biết thời gian qua, Thủ tướng quán triệt tinh thần xuyên suốt “chống dịch như chống giặc”, và phương châm “phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly nhanh, dập dịch tích cực, hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình”; tăng cường “4 tại chỗ” đi đôi với kiểm tra, giám sát và phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu các cấp trong phòng, chống dịch.

{ keywords}
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long

Thủ tướng thành lập Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19; các Bộ Y tế, Công an thành lập các bộ phận thường trực tại TP.HCM và triển khai nhiều đoàn công tác phòng, chống dịch.

Các cấp, các ngành, các địa phương đã tổ chức triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch như giãn cách, cách ly xã hội, "vắc-xin + 5K" và "chiến lược vắc-xin" phù hợp với tình hình, diễn biến tại từng địa bàn.

Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có cách làm hay, sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả và có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau để huy động số lượng lớn nhân lực, vật tư, trang thiết bị cho phòng, chống dịch.

Bộ Y tế đã điều động hơn 11.000 nhân lực y tế hỗ trợ cho TP.HCM và các tỉnh miền Nam; thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực và hỗ trợ các trang thiết bị y tế cho các địa phương.

Các địa phương đã kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch, thực hiện giãn cách, cách ly phù hợp theo mức độ nguy cơ. Cùng với đó là thực hiện truy vết; tổ chức và áp dụng các giải pháp lấy mẫu, xét nghiệm, cách ly, điều trị phù hợp với tình hình thực tế.

Nhiều nơi chủ động, kịp thời thiết lập bệnh viện dã chiến; thiết lập 14 Trung tâm ICU tại TP.HCM, Vĩnh Long, Long An, Bình Dương, Đồng Nai với quy mô từ 500-800 giường.

TP.HCM, Bình Dương, Phú Yên, Tây Ninh, An Giang, Bạc Liêu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau chủ động áp dụng các biện pháp bổ sung cao hơn, mạnh hơn Chỉ thị 16 như không cho phép người dân ra khỏi nhà từ 18h đến 6h ngày hôm sau.

{ keywords}
Hà Nội lập chốt bảo vệ vùng xanh. Ảnh: Trần Thường

Nhiều nơi xác định, phân loại các khu hành chính thành các vùng xanh, vàng, đỏ để áp dụng các biện pháp tập trung khoanh vùng, xét nghiệm, cách ly sớm, thu hẹp nhanh nhất phạm vi có dịch (vùng đỏ), giữ vững và mở rộng khu vực an toàn (vùng xanh).

Ngoài ra, các địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Theo báo cáo của Bộ LĐTB&XH, tổng số lao động đã được hỗ trợ trên cả nước là trên 13 triệu lượt người với tổng số tiền là gần 6.000 tỷ đồng.

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã huy động sự đóng góp, hỗ trợ của nhiều tổ chức cá nhân. Cụ thể, TP.HCM tiếp nhận 788 tỷ đồng, Bình Dương đã tiếp nhận 349 tỷ đồng, Hà Nội tiếp nhận 386,8 tỷ đồng, Bến Tre tiếp nhận trên 32 tỷ đồng, Hậu Giang tiếp nhận 12,3 tỷ đồng...

Một số địa phương xây dựng các chính sách hỗ trợ người dân, công nhân thuê trọ, nhân viên y tế phục vụ trong các khu cách ly, điều trị, chi phí hỏa táng.

Điển hình như Bình Dương hỗ trợ tiền trọ cho công nhân 300.000 đồng/người, ngân sách dự kiến chi khoảng 240 tỷ đồng; hỗ trợ thêm chi phí hỏa táng bệnh nhân Covid-19 tử vong là 3,6 triệu (ngoài mức chi theo quy định hiện hành là 20 triệu/trường hợp); hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho khoảng 700 ngàn lao động ở trọ có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ là 500.000/người. Ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ từ 20.000 - 70.000/ngày cho bệnh nhân F0 và nhân viên y tế phục vụ điều trị bệnh nhân trong khu cách ly, với mức chi dự kiến khoảng hơn 26 tỷ đồng/tháng.

Bên cạnh đó, nhiều nơi xây dựng và đưa vào sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát, hỗ trợ điều trị, chăm sóc người bệnh tại nhà. Hoàn thiện nền tảng tiêm chủng vắc xin Covid-19, tích cực triển khai hệ thống QR Code cá nhân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai báo y tế, giám sát lịch trình di chuyển.

Đồng thời, xây dựng và đưa vào hoạt động nền tảng hỗ trợ chuyển tuyến người bệnh phục vụ công tác chuyển tuyến trên địa bàn TP.HCM.

Các địa phương chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường, 2 địa điểm”. Tổ chức các hệ thống bán hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân; phối hợp triển khai “luồng xanh” quốc gia, cấp luồng xanh trên địa bàn tỉnh...

Xét nghiệm thần tốc, đưa F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất

Ban Chỉ đạo đưa ra hàng loạt giải pháp trong thời gian tới. Trong đó, các địa phương tiếp tục quán triệt tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đẩy mạnh triển khai quyết liệt các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm.

Những nơi đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 thì phải thực hiện nghiêm, dứt khoát, thực chất, hiệu quả, chắc chắn, chặt chẽ hơn việc giãn cách theo nguyên tắc người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình, kiên quyết yêu cầu người dân “ai ở đâu thì ở đó” để thực hiện triệt để việc giãn cách, cách ly theo quy định; nếu không đạt hiệu quả, áp dụng các biện pháp cao hơn.

{ keywords}
Chủ động xây dựng, phê duyệt kế hoạch tổng thể về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Ảnh: Thanh Tùng

Cùng với đó là thực hiện xét nghiệm thần tốc, tầm soát trên diện rộng, trước tiên tại các khu vực phong tỏa, có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao và những người có nguy cơ lây nhiễm cao, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt trong cộng đồng để kịp thời phát hiện, đưa các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng nhanh nhất. Tổ chức tốt việc điều phối, lấy mẫu, trả kết quả xét nghiệm trong vòng 24 giờ.

Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiên quyết bảo vệ và mở rộng các “vùng xanh” trên địa bàn để từng bước kiểm soát tình hình dịch bệnh, không để dịch tiếp tục lây lan rộng hơn.

Áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả nhằm giảm tối đa các trường hợp tử vong. Chuẩn bị các phương án cao nhất có thể cho điều trị, bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; hoàn thành, đưa vào sử dụng nhanh nhất các cơ sở thu dung, điều trị theo mô hình 3 tầng của Bộ Y tế.

Ban Chỉ đạo lưu ý việc tổ chức tốt việc quản lý, điều phối các nguồn lực để kịp thời tiếp nhận, điều trị người nhiễm Covid-19 nhằm giảm tỷ lệ diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng trong đó đặc biệt lưu ý phân biệt những người bị nhiễm chưa có triệu chứng với những người có triệu chứng để trợ giúp y tế phù hợp, giảm tỷ lệ người chưa có triệu chứng diễn biến thành có triệu chứng.

Đồng thời đảm bảo an sinh xã hội, đáp ứng các nhu cầu về lương thực, thực phẩm, cung cấp đầy đủ các nhu yếu phẩm thiết yếu... Chủ động xây dựng, phê duyệt kế hoạch tổng thể về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn để nhanh chóng triển khai tiêm ngay khi có vắc xin.

Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cũng đề cập đến việc đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch, minh bạch thông tin để tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, huy động, vận động người dân tự giác tham gia vào công tác phòng, chống dịch, không gây hoang mang, lo lắng, mất cảnh giác trước diễn biến của dịch bệnh.

Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn địa phương triển khai hiệu quả các hoạt động về sản xuất, cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa; không để đứt gãy các chuỗi sản xuất tạo điều kiện thực hiện mục tiêu kép, đảm bảo an sinh xã hội, an toàn trật tự và phát triển kinh tế - xã hội. 

23 tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16:

19 tỉnh thành đã thực hiện giãn cách xã hội 26 ngày: TP.HCM, Cần Thơ, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

4 tỉnh còn lại: Hà Nội 21 ngày; Đà Nẵng 13 ngày, Phú Yên 22 ngày, Khánh Hòa 7 ngày.

Thu Hằng

Thủ tướng chủ trì sơ kết phòng, chống dịch với 23 địa phương giãn cách xã hội

Thủ tướng chủ trì sơ kết phòng, chống dịch với 23 địa phương giãn cách xã hội

Sáng 15/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết về công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16.

最近更新