Empire777

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã chia sẻ như vậy trong Chươn kqbd afc champions league

【kqbd afc champions league】Bộ trưởng Giàng Seo Phử: Sẽ giảm thiểu chính sách 'cho không'

Bộ trưởng,ộtrưởngGiàngSeoPhửSẽgiảmthiểuchínhsáchchokhôkqbd afc champions league Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã chia sẻ như vậy trong Chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" tối 7/6. 

Thưa Bộ trưởng, tôi là một người dân miền núi có cuộc sống còn nhiều khó khăn. Tôi đọc thấy thống kê trên báo, số hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 47% hộ nghèo cả nước. Trong khi đó, số lượng người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,3% dân số cả nước. Chúng tôi vẫn biết rằng người dân vùng cao khó phát triển kinh tế bởi một số cản trở như hạ tầng và giao thông còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với cương vị là người đứng đầu Ủy ban Dân tộc đã nhiều năm, Bộ trưởng có trăn trở gì về con số này không?

Có thể nói là các chính sách dân tộc đã thu được những thành tựu rất quan trọng. Vì trước đây tỷ lệ hộ nghèo cao hơn rất nhiều, rơi vào khoảng 70-80%, thậm chí có nơi lên tới 90%. Trong khi đó, chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước còn giới hạn.

Vừa qua, chúng tôi rà soát, đánh giá thì thấy nhiều tỉnh có tỷ lệ thoát nghèo rất ấn tượng, từ 7-8%/năm. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa bằng lòng bởi tỷ lệ hộ nghèo của vùng đồng bào dân tộc miền núi còn có khoảng cách lớn so với tỷ lệ chung của cả nước.

Đây là vấn đề mà những người làm công tác dân tộc thấy có trách nhiệm và sẽ tiếp tục tham mưu, làm tốt hơn nữa, để có được chính sách đồng bộ, hỗ trợ cho đồng bào nhiều hơn, tích cực hơn.

Bộ trưởng Giàng Seo Phử: Sẽ giảm thiểu chính sách 'cho không'

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử

Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn như vậy và tôi được biết là hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (NSNN) cho đồng bào cũng không hề nhỏ. Ví dụ năm 2014, tổng kinh phí NSNN đã phân bổ để thực hiện 8 chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý là trên 5.000 tỷ đồng, năm 2015 là khoảng 6.000 tỷ đồng. Vậy còn những khó khăn gì khiến cho một số chính sách đã hết hiệu lực nhưng vẫn chưa hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, thưa Bộ trưởng?

Nguồn lực đầu tư vào những chính sách này vẫn còn rất khiêm tốn. Ví dụ như Chương trình 135 quan trọng như thế, nhưng tổng nguồn lực bố trí cho chương trình này mới chỉ đạt 64%.

Tính tổng tất cả chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý thì nguồn lực đầu tư mới đạt hơn 48%; trong đó có nhiều chính sách có tỷ lệ thấp như chính sách nhà ở, đất ở (trên 10%), chính sách cho vay theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg ngày 4/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ (2,3%).

Rất nhiều chính sách chưa được thực hiện hoàn chỉnh. Nói một cách khác, nhiều chính sách sẽ hết hiệu lực trong năm nay nhưng nhu cầu của người dân còn rất lớn. Đây là vấn đề chúng tôi rất trăn trở và đang báo cáo với Thủ tướng.

Bộ trưởng có những dự định, những ý tưởng gì về vấn đề này?

Trong kế hoạch sắp tới, chúng tôi báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề nghị bổ sung một hợp phần nữa là nâng cao năng lực của người dân. Bởi nếu nhận thức của người dân không đầy đủ, không tham gia trực tiếp thì những việc làm, những cố gắng của chúng ta sẽ đạt hiệu quả rất thấp.

Ngoài ra, cần tiến tới giảm thiểu chính sách "cho không", tăng cường chính sách cho vay, bởi "cho không" là chính sách bao cấp, dễ dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại.

Bên cạnh đó, cần tận dụng tất cả nguồn lực từ NSNN, xã hội hóa, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế cũng như đóng góp trực tiếp của người dân để thực hiện các kế hoạch này.

Thưa Bộ trưởng, năm 2015 là năm kết thúc một loạt các chính sách dân tộc; vậy Bộ trưởng có thể cho biết tiến độ giải ngân, dự định để tận dụng nguồn lực đó cũng như kế hoạch 2016-2020 sẽ được triển khai như thế nào?

Cần phải nghiên cứu tiếp để đề ra những chính sách dài hơi hơn, nhiều năm hơn bởi thời gian thực hiện các chính sách hiện tại là rất ngắn.

Tới đây, cần có sự quan tâm đặc biệt và có chính sách khuyến khích cho vay tín dụng đối cho vùng đồng bào dân tộc. Tất cả các chính sách phải tăng định mức vay lên, hiện chính sách vay đạt tỷ lệ rất thấp trong tất cả các chính sách, nhưng người dân không vay vốn được. Như vậy là chính sách có vấn đề, cần nghiên cứu để tăng hạn mức cho vay lên, để qua đó người dân có nguồn lực làm giàu, mới có điều kiện để thoát nghèo được.

Chúng tôi rất mừng vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tăng thêm một phần nguồn lực, khoảng từ 4.000-6.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho chương trình thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi.

Như vậy, trên tổng số khoảng 12.000 tỷ của năm nay, mà cho đến giờ chúng ta mới bố trí khoảng 6.000 tỷ, cộng với phần tăng thêm nữa thì có khoảng 10.000 tỷ, thì tôi tin rằng năm 2015 chúng ta sẽ có điều kiện để thực hiện tốt các chính sách. Thế nhưng, bây giờ đã hết tháng 5 nhưng các nguồn lực này vẫn còn nằm trong các đơn vị có thầm quyền nên cần được giải quyết sớm.

 

Lâm Đồng dành 10,3 tỷ đồng hỗ trợ giống cà phê cho hộ nghèo

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap