您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kqbd thuy si】Vùng đồng bào dân tộc rộn ràng ngày mới 正文

【kqbd thuy si】Vùng đồng bào dân tộc rộn ràng ngày mới

时间:2025-01-11 08:43:47 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Gần 10 năm có đường, có điện, xóm Tràm Một (ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) xuất hiện nhi kqbd thuy si

Báo Cà MauGần 10 năm có đường, có điện, xóm Tràm Một (ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình) xuất hiện nhiều ngôi nhà tường xây dựng khang trang.

“So với mặt bằng chung thì Tràm Một vẫn còn là xóm đặc biệt khó khăn, nhưng nếu so sánh với Tràm Một những năm 90 của thế kỷ trước thì bây giờ khác biệt đến không ngờ”, ông Lê Tùng Em, Bí thư Chi bộ ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, nhận định.

Một thời khốn khó

Theo ông Lê Tùng Em, ấp Cây Khô có 478 hộ dân, trong đó có 136 hộ dân tộc Khmer, sống tập trung ở xóm Tràm Một, xóm cơ cực nhất ấp thời điểm những năm 90 vì đường đi không có, ban đêm chủ yếu sử dụng đèn dầu để thắp sáng, tỷ lệ hộ nghèo gần 100%. Nghèo vì đất ít, gia đình đông con, làm ruộng trên đất phèn, trũng nên năng suất không cao. Rồi con cái lớn lên, có gia đình ra riêng lại không có đất đai sản xuất… Vậy là hộ nghèo ngày càng phát sinh thêm.

Ông Hữu Phêm (người dân cố cựu ở xóm Tràm Một) kể: Thời đó, kinh xáng chưa múc, đường đi không có, bà con phải đi len lỏi trong đất vườn. Trong xóm có một điểm trường tiểu học nhưng hằng năm phải sửa chữa vì xây cất tạm bợ bằng cây lá địa phương, nhưng thực tế thì ít có học sinh vì đi lại khó khăn, cha mẹ lo đi làm thuê suốt ngày nên cũng chẳng quan tâm chuyện con cái học hành.

Ấp Ðường Ðào, 1 trong 2 ấp văn hoá tiêu biểu của xã Hồ Thị Kỷ.

Lúc ông Phêm rời quân ngũ, được Nhà nước cấp 11 công đất, nhưng 6 đứa con đều còn nhỏ, chỉ có vợ chồng ông lao động mà ruộng thất nhiều hơn trúng. Vì vậy, vợ chồng ông cũng như bao hộ dân khác trong xóm phải đi nhận công gặt, công cấy, đào đất thuê… Khổ nỗi, tiền công (được tính bằng lúa) phải ứng trước để có miếng ăn nên đến thời vụ phải đi làm trả nợ, trả nợ xong trở về làm đất nhà thì đã trễ vụ.

Cũng như gia đình ông Phêm, nhiều hộ dân khác trong xóm chủ yếu là làm thuê kiếm sống theo thời vụ bằng sức lao động, tiền công thấp mà việc làm ít nên không đủ chi phí chăm lo cho sinh hoạt gia đình. Vợ chồng trẻ mới ra ở riêng, vợ phải ở nhà chăm sóc con nhỏ, chỉ có chồng đi làm, mà chỉ làm thuê quanh quẩn ở địa phương để còn thời gian lo cho gia đình. Cứ thế, người dân xóm Tràm Một luẩn quẩn trong sự nghèo khó.

Quyết chí vươn lên

Từ năm 2000, xóm Tràm Một có lộ đất đen (khoảng năm 2007 được bê-tông hoá), tiếp theo là có điện sinh hoạt. Bên cạnh đó, được thụ hưởng các chế độ chính sách dân tộc, chính sách đối với hộ nghèo… Cùng với công tác tuyên truyền vận động và sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương đã làm thay đổi suy nghĩ trông chờ, ỷ lại của bà con. Ðời sống người dân xóm Tràm Một thay đổi, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần.

Ông Lê Tùng Em cho biết, thay đổi ở xóm Tràm Một, một phần là do con cái lớn lên, độ tuổi lao động trong mỗi gia đình tăng và nguồn thu nhập tăng theo. Mặt khác, trình độ dân trí được nâng lên nên tư duy cũng phát triển hơn. Bây giờ ở Tràm Một, hộ nào có đất đai thì được địa phương tổ chức cho học nuôi tôm quảng canh cải tiến, hộ nào ít đất thì học lớp chăn nuôi thú y, trồng rau màu… Hộ không có đất thì học nghề, đi lao động ngoài tỉnh, mà không chỉ thanh niên, các cặp vợ chồng trẻ cũng cùng nhau đi lao động. Hiện xóm Tràm Một còn khoảng 38 hộ nghèo.

Ðiển hình là hộ ông Phêm, được hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật nuôi tôm quảng canh, vuông tôm của gia đình ông trúng đều đều, mấy đứa con lớn đã có gia đình riêng đều rủ nhau đi lao động ngoài tỉnh, con nhỏ gởi lại cho vợ chồng ông chăm sóc. Con trai út của ông đã học xong đại học, đang chờ xin việc làm. Năm 2014, ông Phêm quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để cất căn nhà mới khang trang và có lẽ đây cũng là căn nhà đẹp nhất xóm.

Ông Nguyễn Trung Thuật, Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Thị Kỷ, cho biết, toàn xã có 577 hộ dân tộc Khmer (chiếm 11,8% tổng số dân của xã), tập trung nhiều nhất ở ấp Ðường Ðào và ấp Cây Khô. Những năm qua, thực hiện các chủ trương của Ðảng và chính sách dân tộc của Nhà nước, bằng nhiều giải pháp phù hợp với điều kiện của từng hộ gia đình, cùng với ý thức tự lực của người dân, đời sống vùng đồng bào dân tộc từng bước phát triển.

Năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc là 18,37%, thì năm 2016 giảm còn 12,35%. Tuy chưa phải là phát triển vượt bậc, nhưng sau 20 năm tái lập tỉnh Cà Mau, đời sống người dân vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn xã Hồ Thị Kỷ đã thay đổi tích cực, góp phần làm khởi sắc diện mạo nông thôn mới ở địa phương./.

Bài và ảnh: Mỹ Pha