当前位置:首页 > Thể thao

【kq bong da chau au】Thế giới đang đứng trên “bờ vực” của nhiều khủng hoảng

Ông Ban Ki-moon cho rừng thế giới phải tăng cường hành động để tránh nguy cơ rơi vào các khủng hoảng trong tương lai. Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên

Theếgiớiđangđứngtrênbờvựccủanhiềukhủnghoảkq bong da chau auo đó, ông Ban Ki-moon, người đã lãnh đạo Liên Hiệp Quốc từ năm 2007 – 2016 đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu nâng cao tham vọng về việc tránh khỏi thất bại trong một loạt các lĩnh vực khác nhau, bao gồm biến đổi khí hậu và khan hiếm nước.

“Vẫn còn 2 tỷ người thiếu nguồn nước an toàn để uống, hơn 1.5 tỷ người chưa được tiếp cận điện và hơn 60 triệu học sinh đang tuổi đến trường lại chưa được tiếp cận giáo dục, kể cả là học sinh tiểu học... Đây thực sự là một tin đau lòng. Chúng ta đang đứng trên bờ vực của tất cả các cuộc khủng hoảng này. Tôi hi vọng các nhà lãnh đạo toàn cầu nên đạt được tầm nhìn toàn cầu sâu rộng rằng chúng ta đang sống trong cùng một thế giới. Bằng không, chúng ta sẽ đều thất bại. Vì vậy, tôi lên tiếng thúc giục các nhà lãnh đạo hành động, dẫn đầu bằng việc làm gương”, ông Ban Ki-moon chia sẻ.

Ông Ban Ki-moon cũng cho biết thêm, 10 năm tới sẽ là thời điểm quan trọng đối với các nhà lãnh đạo trên toàn cầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc. Có tổng cộng 17 mục tiêu được thiết lập bởi tổ chức có trụ sở tại New York (Mỹ) nhằm kêu gọi hành động vì sự bền vững của kinh tế, xã hội và môi trường vào năm 2030.

Nhìn một cách cụ thể hơn, ông Ban Ki-moon cho biết, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra đã làm nổi bật thêm tác động của tình trạng thiếu nước toàn cầu.

“Tất nhiên, đại dịch đã gây ra sự chú ý đối với vấn đề này và nó cũng thực sự chứng minh rằng nước là sợi dây kết nối vô hình, liên kết các tác động của các cuộc khủng hoảng, dù đó là bệnh truyền nhiễm hay an ninh lương thực. Khi hàng nghìn tỷ USD được chi ra để kiểm soát đại dịch, tôi nghĩ rằng chúng ta cần nghĩ về một bức tranh, một viễn cảnh lớn hơn, trong đó thúc đẩy đầu tư một cách khôn ngoan vào nước, điều này sẽ thực sự giúp ích cho cuộc sống của chúng ta. Đây là một trong những hạng mục quan trọng và cấp bách của các Mục tiêu Phát triển Bền vững hiện nay”, vị lãnh đạo cho hay.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Patrick Verkooijen, Giám đốc điều hành Trung tâm Thích ứng Toàn cầu cũng chia sẻ với báo CNBC rằng đại dịch “là một hồi chuông cảnh tỉnh”. Cụ thể, thế giới hoàn toàn không chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo, cũng như quan tâm đến tình trạng khẩn cấp về khí hậu. 90% các thảm họa thiên nhiên liên quan đến nước, như lũ lụt xảy ra thường xuyên hơn, hạn hán nhiều hơn, nhiều bão và hỏa hoạn hơn. Trong 2 thập kỷ gần đây, những thảm họa khí hậu này đã tăng gấp đôi. Nửa triệu người đã mất mạng và gây nên thiệt hại kinh tế lên đến hơn 2 nghìn tỷ USD.

Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi vào năm 2017, 3 cơn bão đã gây thiệt hại kinh tế cho Mỹ lên đến 265 tỷ USD. Đến năm 2020 là một trận bão khác với tổn thất để lại là hơn 55 tỷ USD. Giám đốc Patrick Verkooijen hoàn toàn tán thành và đánh giá cao nhìn nhận của Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Khí hậu Envoy John Kerry rằng các nước hiện đã đạt được quan điểm rằng đầu tư vào phòng ngừa hiệu quả hơn nhiều so với dọn dẹp tàn cuộc. Đó chính là lý do vì sao đầu tư vào nước và thích ứng với khí hậu là con đường nên đi.

Về vấn đề này, ông Ban Ki-moon, người dẫn đầu các nỗ lực trong việc ký kết Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu vào năm 2015 nhận định rằng, hành động để giải quyết tất cả những thách thức này cần phải được đẩy nhanh. Chúng ta phải thực sự xúc tiến hành động và đặc biệt là nâng cao mức độ tham vọng của các nhà lãnh đạo chính trị... Mọi người cần nhận thức rõ rằng biến đổi khí hậu là một vấn đề rất quan trọng, nghiêm trọng và cần phải được hành động khẩn cấp.

Nhưng cùng lúc, chúng ta cũng phải quan tâm đến cả tình trạng thiếu lương thực và bình đẳng giới, thiếu nước, giáo dục chất lượng, cũng như khả năng phục hồi của các thành phố.

Đan Lê(Lược dịch từ CNBC)

分享到: