【kqbd u20】Anh công bố kế hoạch tạo “cú hích” tăng trưởng kinh tế
Gia hạn nộp thuế: "Tích tiểu thành đại",ôngbốkếhoạchtạocúhíchtăngtrưởngkinhtếkqbd u20 tạo cú hích cho nền kinh tế | |
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 10 sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế | |
Kế hoạch 7 điểm ứng phó Covid-19 của chính quyền Tổng thống đắc cử Joe Biden |
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak trình bày Luật Ngân sách trước Quốc hội |
Tại Anh, dự kiến đến cuối năm 2021 sẽ có 8 cửa khẩu hàng hải, đường sông hoặc sân bay được nhận quy chế cảng tự do, tức đặc khu miễn thuế nhập khẩu, nhằm tạo sức mạnh cho nền kinh tế. Các vùng khác của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland dự kiến có thêm ít nhất 2 cảng tự do nữa.
Khi Anh còn đang đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2019, Thủ tướng Boris Johnson từng phát biểu rằng Anh không thể mở các cửa khẩu - đặc khu tự do thương mại vì còn là thành viên EU. Tuy nhiên, hiện nay, những ràng buộc đó không còn. Bộ trưởng Sunak khẳng định các cửa khẩu tự do trên sẽ là "cú hích" cho kinh tế Anh. Ông Sunak còn chia sẻ trên mạng xã hội Twitter đồ họa ghi các địa danh sẽ được biến thành cảng tự do.
Đáng chú ý là vùng hạ lưu sông Thames gồm một phần của thủ đô London cũng sẽ nhận quy chế cảng tự do theo những gì Chính phủ Anh công bố. Không chỉ ở xứ England mà Scotland, Wales và Bắc Ireland sẽ công bố các địa điểm trúng thầu mở cảng tự do sắp tới, nhưng chưa rõ con số và địa điểm cụ thể.
8 cảng tự do mới ở xứ England gồm có: sân bay East Midlands, Felixstowe và Harwich, toàn vùng Humber, vùng đô thị Liverpool City, Plymouth, Solent, sông Thames gồm một phần London, Teesside. Tại Scotland, các đặc khu xuất nhập khẩu sẽ có tên là “cảng xanh”, với hàm ý phát triển cần bền vững và vì môi trường. Cromarty, Aberdeen và Dundee là các địa danh được truyền thông Scotland nêu ra gần đây như những ứng viên nhận quy chế cảng xanh. Tại Wales, Chính phủ hy vọng biến một phần Newport hoặc Cardiff và Barry thành cảng tự do sẽ ngay lập tức giúp tạo ra nhiều việc làm. Ở Bắc Ireland, truyền thông cũng đưa tin các chính trị gia địa phương đang vận động Chính phủ trung ương cho mở ít nhất một cảng tự do, hoặc ở Larne, hoặc vùng East Antrim. Tuy thế, vì thỏa thuận Brexit (việc Anh rời EU) đặt Bắc Ireland trong khu vực thuế quan EU, quy mô của cảng tự do ở đây có thể bị hạn chế, như đặt ra chế độ thuế GTGT đơn giản hóa hơn hiện nay.
Khi đánh giá hoạt động của 7 cửa khẩu tự do mà Anh từng vận hành từ năm 1984-2021, hãng tin BBC cho rằng cảng tự do thực chất là đặc khu kinh tế-tài chính phục vụ xuất nhập khẩu quốc tế và nhận đầu tư thương mại. Hàng hóa tới cửa khẩu tự do sẽ được miễn thuế nhập nếu chỉ tạm nhập tái xuất sang lãnh thổ khác. Hàng hóa sẽ phải nộp thuế nếu được nhập khẩu vào Anh. Các mức thuế, bảo hiểm xã hội, tiền thuê mặt bằng đều thấp hơn mức bình thường. Các doanh nghiệp có thể nhập nguyên vật liệu vào để sản xuất, chế biến trong các khu chế xuất này và chịu thuế doanh nghiệp thấp.
Anh từng có các cảng tự do gồm Liverpool, Southampton và cảng Tilbury trên sông Thames, phía Đông London. Nhưng 8 cửa khẩu tự do mới sẽ có quy mô lớn hơn nhiều, dự kiến mỗi cơ sở rộng khoảng 45 km.
Kế hoạch trên được kỳ vọng sẽ giúp kinh tế Anh lấy lại đà tăng trưởng sau khi nước này để mất thị phần ở Mỹ, Đức và Trung Quốc trong đại dịch Covid-19, do những xáo trộn trong hoạt động thương mại quốc tế, Brexit, và năng suất lao động thấp. Theo kết quả nghiên cứu được công bố ngày 8/3 của Đại học Aston, Vương quốc Anh đã có màn thể hiện kém cỏi do sự trì trệ kéo dài trong đà tăng trưởng năng suất lao động. Trong khi tất cả các nước đều đang vật lộn với những tác động của dịch Covid-19, Vương quốc Anh đã để mất thị phần ở nhiều thị trường xuất khẩu lớn, phục hồi chậm chạm và khả năng cạnh tranh cũng suy yếu.
Trong đó, giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối và tuyệt đối là xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn từ năm 2017-2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Anh sang Đức đã tăng 8,5%, thấp hơn mức tăng trưởng xuất khẩu cùng kỳ của Italy là 12%, Hà Lan với 14% và Tây Ban Nha với 20%, cũng như Mỹ với 24%. Theo hai nhà kinh tế học Jun Du và Oleksandr Shepotylo, ở một mức độ nào đó, điều này cho thấy tình hình xuất khẩu chậm chạp của Anh sang thị trường Đức sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy sự xa cách phần nào giữa hai nền kinh tế. Trong khi Chính phủ Anh đang đặt nhiều kỳ vọng vào dự án cảng tự do để thúc đẩy tăng trưởng, kế hoạch này lại đang bị phe đối lập chỉ trích là chỉ thu hút nguồn vốn vào những điểm nhỏ, gây mất cân bằng kinh tế, và có thể thất thu về thuế cho ngân sách.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Website sân bay Tân Sơn Nhất và Rạch Giá bị hack
- ·Đàm phán TPP thúc đẩy Việt Nam hội nhập
- ·Rét đậm làm thiết bị sưởi ấm đắt hàng
- ·Công ty SunNet phát hành trò chơi dung tục, xuyên tạc
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Đức khẳng định vị trí đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam
- ·Larry Summers của Trung Quốc
- ·Tăng cước 3G, người dùng sẽ cắt nhiều?
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Tỷ phú Trung Quốc xây phim trường lớn nhất thế giới
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Cầu nhà ở xã hội lấn át nguồn cung
- ·Xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 bậc
- ·Thị trường bất động sản có
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Thành triệu phú đô la từ nghề thợ mộc
- ·Dịch vụ bảo hành: Bảo dưỡng thì ít, hành tỏi thì nhiều
- ·Rục rịch thị trường hàng hóa Tết
- ·Lũ ống cuốn trôi một em nhỏ ở Yên Bái
- ·Nhiều nhà xe dịp tết tăng giá gấp đôi ngày thường