TheĐàmphánTPPthúcđẩyViệtNamhộinhậbóng đá cúp c2 hôm nayo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu khả quan: lạm phát hai con số trong năm 2011 đã giảm mạnh, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và điện tử tăng bùng nổ và đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 36% so với cùng kỳ ngoái. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP vẫn còn chậm: chỉ tăng trưởng có 5% trong năm ngoái, mức thấp nhất kể từ năm 1999. Một trong những lý do dẫn đến tăng trưởng GDP chậm là do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ và chưa giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng. Trong những tháng gần đây, Việt Nam đã bắt đầu kế hoạch cải cách kinh tế. Dấu hiệu đáng khích lệ là các cuộc tranh luận gần đây giữa các nhà lập pháp Việt Nam về việc “cổ phần hóa” doanh nghiệp nhà nước. Trong tháng 9/2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố đối xử với 1.300 doanh nghiệp nhà nước như với các công ty tư nhân và tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng địa phương từ mức 30% lên tới 49%. Một nhà ngoại giao phương Tây cho biết vấn đề hiện nay của Việt Nam không phải là liệu có nên cải tổ doanh nghiệp nhà nước hay không, mà là tốc độ cải tổ sẽ được đẩy nhanh như thế nào. Tốc độ cải tổ các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có thể liên quan đến quá trình đàm phán gia nhập Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). TPP đòi hỏi các nước thành viên kiềm chế sự thái quá của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước chiếm 40 % sản lượng kinh tế của Việt Nam và có quan hệ gần gũi với các ngân hàng quốc doanh. Một số ngân hàng quốc doanh đã rót tiền cho một số doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào lĩnh vực bất động sản phát triển bùng nổ nhưng đầy rủi ro sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007. Sự thua lỗ các khoản đầu tư này đã khiến cho nợ quốc gia bị hạ cấp và khiến cho thị trường bất động sản bị đóng băng. Ngày nay, các doanh nghiệp nhà nước đang tích cực “tái cơ cấu” và hy vọng sẽ không lặp lại sai lầm “kinh doanh ngoài luồng” như trước đây. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp nhà nước Việt Nam vẫn kinh doanh kém hiệu quả, trong đó có doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần chồng chất đến mức nợ lương nhân viên. Trong khi đó, các nhà đàm phán thương mại của Mỹ đang muốn kết thúc các cuộc đàm phán TPP. Sự hấp dẫn của TPP đối với Việt Nam là triển vọng tiếp cận tốt hơn thị trường Mỹ của một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như các ngành dệt may và sản xuất giày dép. Minh Châu (theo The Economist) Đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp |