游客发表
发帖时间:2025-01-11 05:02:04
Xung quanh vấn đề này, phóng viên Thời báo Tài chính đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Hữu Lợi Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính.
* PV: Xin ông cho biết kết quả thực hiện nhiệm vụ của Bộ Tài chính trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội khóa XIII thông qua?
- Ông Ngô Hữu Lợi: Việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các chương trình công tác của Bộ Tài chính và luôn được lãnh đạo Bộ Tài chính quan tâm chỉ đạo để bảo đảm đúng tiến độ.
Tính đến ngày 31/5/2016, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 39 văn bản (29 nghị định, 2 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, và 5 thông tư, thông tư liên tịch) để quy định chi tiết thi hành 22 luật đã được Quốc hội khoá XIII thông qua và đã có hiệu lực thi hành. Trong đó, có những luật, pháp lệnh do các bộ, ngành khác chủ trì soạn thảo, nhưng có nội dung giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn. Trong quá trình soạn thảo, Bộ Tài chính luôn chú trọng thực hiện việc lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến của nhân dân, các tổ chức nghề nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời phối hợp chặt chẽ các bộ ngành liên quan nên đã tạo thuận lợi cho việc triển khai thi hành văn bản sau khi ban hành.
Đối với nhóm văn bản quy định chi tiết các luật sẽ có hiệu lực từ nay đến cuối năm 2016, về cơ bản Bộ Tài chính đã hoàn thành thủ tục soạn thảo, một số văn bản đã được Bộ Tư pháp thẩm định. Với tiến độ đó có thể thấy sẽ bảo đảm được việc trình Chính phủ ban hành cùng với hiệu lực thi hành của các luật.
|
* PV: Theo kế hoạch, trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính sẽ phải xây dựng các nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong một số lĩnh vực tài chính. Ông có thể cho biết tiến độ cụ thể của việc xây dựng các văn bản này?
- Ông Ngô Hữu Lợi: Ngay sau khi Nghị quyết 59/NQ-CP của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư được ban hành, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xác định rõ các văn bản cần soạn thảo theo yêu cầu của Luật Đầu tư. Theo đó, trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, Bộ Tài chính cần thực hiện soạn thảo 8 nghị định để trình Chính phủ. Các nghị định này được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1 có 5 nghị định được xây dựng để quy định điều kiện đầu tư kinh doanh hiện đang quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Bộ Tài chính (bao gồm: Nghị định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng; nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực Hải quan; nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán; nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật Quản lý thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều tại các nghị định).
Đối với nhóm này, ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị chủ trì đã đẩy nhanh tiến độ soạn thảo theo trình tự thủ tục rút gọn. Tính đến nay, tiến độ xây dựng các nghị định cơ bản đáp ứng yêu cầu. 1 dự thảo nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định, 3 dự thảo nghị định đã họp hội đồng thẩm định, riêng đối với nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật Quản lý thuế thì theo kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn các luật sẽ có hiệu lực cùng với hiệu lực của luật (1/7/2016) nên sẽ đảm bảo yêu cầu của Luật Đầu tư.
Nhóm 2 có 3 nghị định quy định về các ngành nghề đầu tư kinh doanh chưa có quy định pháp luật (nghị định về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế; nghị định về kinh doanh casino; nghị định quy định về quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện). Đến nay, cả 3 nghị định này đều đã được trình Chính phủ ban hành.
* PV: Theo số liệu cập nhật về thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hiện có 1 thông tư quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo vẫn chưa được ban hành. Ông có thể cho biết nguyên nhân vì sao?
- Ông Ngô Hữu Lợi: Theo chương trình, thông tư quy định về thu, nộp phí, khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cần ban hành để có hiệu lực từ 1/7/2016, tuy nhiên vẫn chưa ban hành được thông tư này, do nguyên nhân hoàn toàn khách quan.
Vì theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí, thì Bộ Tài nguyên và Môi trường phải xây dựng đề án thu phí khai thác, sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, qua đó Bộ Tài chính mới có thể soạn thảo, ban hành thông tư. Tuy nhiên đến nay Bộ Tài chính chưa nhận được đề án này, mặc dù Bộ Tài chính đã có Công văn số 13422/BTC-BTC gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc việc xây dựng đề án.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Đức Minh (thực hiện)
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接