【ty le macao】Hành trình vươn lên của người khuyết tật

作者:La liga 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 08:09:26 评论数:

Không may mắn khi sinh ra và lớn lên bị khuyết tật một phần trên cơ thể. Tuy nhiên,ươnlncủangườikhuyếttậty le macao không vì vậy mà những người khuyết tật ấy buông xuôi, phó mặc cho số phận. Từ chỗ bi quan và bế tắc, họ đã vươn lên trong cuộc sống và tỏa sáng giữa đời thường.

Sau một ngày rong ruổi khắp nẻo đường, ông Lạc và bà Lan cảm thấy hạnh phúc hơn khi những tờ vé số của mình được bán hết.

Trong những ngày giữa tháng 4, tháng với nhiều hoạt động dành để kỷ niệm 39 năm Ngày người khuyết tật Việt Nam, chúng tôi có dịp đến thăm anh Nguyễn Quốc Tế, 37 tuổi, một trong những người khuyết tật giàu ý chí ở ấp 1, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ. Sinh ra và lớn lên cũng như bao đứa trẻ khác, nhưng số phận đã không mỉm cười khi năm lên 3 tuổi, sau một lần bị sốt chân phải của anh Tế đã teo nhỏ lại và không còn khả năng di chuyển được như người bình thường. Anh Tế nói: “Hồi đó, dù biết mình khuyết tật nhưng chưa bao giờ tôi thấy tự ti hay mặc cảm với bạn bè hết. Không muốn tôi thua kém các bạn đồng trang lứa, gia đình cũng tạo điều kiện để tôi được đi học, nhưng do thấy mình khuyết tật học cao cũng không có tương lai, nên học hết lớp 8 tôi đã xin nghỉ về phụ giúp gia đình”. 

Dù phải bước đi trên đôi chân khập khiễng, nhưng để biết được cái chữ, trước đây, mỗi ngày anh Tế phải đi bộ hàng cây số để tới trường. Rồi đến năm 20 tuổi, quyết tâm phải có được một cái nghề để tự nuôi sống bản thân, anh đã xin vào học nghề sửa xe máy. Sau 3 năm học nghề thành thạo, anh Tế bắt đầu xin đi làm thuê cho một tiệm sửa xe máy ở thị xã Long Mỹ. Với tinh thần chịu khó học hỏi và không ngại vất vả, từ một người thợ làm thuê, hiện anh đã mở được một tiệm sửa xe và rửa xe ngay tại nhà. Anh Tế tâm sự: “Thấy tôi đi đứng cũng khó khăn, nhiều khách sửa xe có khi cũng giúp đỡ dẫn xe, chống chân giữa đối với những chiếc xe có kích thước lớn. Hiện trung bình, tôi cũng thu nhập được từ 100.000-200.000 đồng/ngày từ công việc sửa xe và rửa xe. Giờ công việc đã ổn định rồi, tôi cũng gắng dành dụm để có ít vốn, mua thêm phụ tùng phục vụ cho nghề của mình thôi”. Được biết, hiện tại công việc sửa xe và rửa xe của anh Tế, là nguồn thu nhập chính của vợ chồng anh và đứa con nhỏ 6 tuổi.

Rời huyện Long Mỹ, tìm đến khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh, để gặp một trường hợp nữa, cũng khiến chúng tôi cảm phục vì nghị lực vươn lên trong cuộc sống của ông Lê Hoàng Lạc, 50 tuổi. Từ khi sinh ra, ông Lạc đã bị khuyết tật hai chân, do đó, khi lớn lên mọi sinh hoạt của ông đều cần có người giúp đỡ và phụ thuộc chủ yếu vào chiếc xe lắc. Ông Lạc chia sẻ: “Dù bị khuyết tật, nhưng tôi cũng học được hết chương trình phổ thông. Do lúc đó, vừa học vừa phải chữa trị hai chân mất rất nhiều thời gian, nên tôi không tiếp tục học nữa. Sau đó, thấy nghề sửa chữa điện tử phù hợp với khả năng lao động của mình, lại đang rất thịnh hành, tôi cũng xin gia đình cho đi học nghề. Tuy nhiên, chỉ gắn bó với nghề sửa điện tử được khoảng 10 năm, thì tôi cũng đành bỏ nghề. Bởi lúc này, đồ điện tử hiện đại được bày bán nhiều, giá cả cũng rẻ hơn, vì vậy, rất ít ai có nhu cầu sửa điện tử. Không nản lòng trước cuộc sống, từ đó tôi đã chuyển sang công việc bán vé số dạo để sinh sống đến nay”.

Hơn 20 năm gắn bó với công việc bán vé số dạo, dù chỉ kiếm được từ 150.000-200.000 đồng mỗi ngày, nhưng từ những đồng tiền lời ít ỏi ấy đã giúp cho ông Lạc có được cuộc sống ổn định hơn. Không kể ngày nắng hay ngày mưa, mỗi ngày công việc của ông Lạc bắt đầu từ sáng sớm cho đến khi những tờ vé số được bán hết. Không chỉ bán ban ngày, tranh thủ buổi tối ông Lạc cũng đi bán đến khoảng 22 giờ đêm quanh các tuyến đường ở phường I. “Mỗi người sinh ra đã có một số phận riêng rồi, nên tôi thấy chẳng mặc cảm hay tự ti gì cả, miễn mình lao động chân chính để kiếm tiền nuôi sống bản thân là được” ông Lạc cho biết thêm.

Không chỉ tự vượt lên khiếm khuyết của bản thân, vào giữa năm 2018 ông Lạc cũng đã chọn gắn bó phần đời còn lại của mình cùng bà Mạch Thị Lan, người phụ nữ bị khuyết tật hai tay, ở ấp Mỹ Hiệp, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh. Có lẽ chung hoàn cảnh, nên ông bà đã tìm được sự đồng cảm cùng nhau. Hiện tại, với công việc bán vé số dạo mỗi ngày ông bà cũng kiếm lời được từ khoảng 300.000 đồng.

Câu chuyện về tinh thần vượt khó của anh Tế, ông Lạc… có lẽ, chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về người khuyết tật đang từng ngày vượt lên nỗi đau để ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế mà chúng tôi có dịp tìm hiểu. Tin rằng, với nghị lực, sự lạc quan sẽ giúp người khuyết tật tiếp tục đứng vững, sống vui, sống khỏe, sống có ích hơn trong cuộc sống.

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh hiện có 16.000 người khuyết tật, trong đó, số người khuyết tật đang được hưởng trợ cấp hàng tháng là 11.625 người, với kinh phí thực hiện gần 6 tỉ đồng/tháng.

 

Bài, ảnh: AN NHIÊN