当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【kqbd hang 3 anh】Trút bỏ gánh nặng “Nợ không có khả năng thu hồi”

trut bo ganh nang no khong co kha nang thu hoiHải quan Hà Nội: Thu hồi hơn 53 tỉ đồng sau khi công khai doanh nghiệp nợ thuế
trut bo ganh nang no khong co kha nang thu hoiTrình Quốc hội Nghị quyết xử lý tiền nợ thuế không còn khả năng thu tại kỳ họp thứ 8
trut bo ganh nang no khong co kha nang thu hoi
Việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước là vô cùng cần thiết,útbỏgánhnặngNợkhôngcókhảnăngthuhồkqbd hang 3 anh bởi sẽ tạo ra cơ chế để xử lý các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp tồn tại lâu năm nhưng thực tế không có khả năng thu hồi. Ảnh: S.T.

Nợ không có khả năng thu tăng dần qua các năm

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tính đến thời điểm 31/8/2019, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ và đã thu được 24.767 tỷ đồng tiền thuế nợ, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2018. Cũng đến thời điểm trên, tổng số tiền thuế nợ đã giảm 3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tiền thuế nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày (có khả năng thu) chiếm tỷ trọng 51,3% tổng số tiền thuế nợ (giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2018). Tiền thuế nợ không còn khả năng thu hồi (của người nộp thuế đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, liên quan đến trách nhiệm hình sự, đã tự giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh, không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh) chiếm tỷ trọng 48,7% tổng tiền thuế nợ. Số nợ này đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Thực tế cho thấy, số nợ thuế luôn có xu hướng năm sau giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên, tổng nợ giảm là do giảm tại nhóm nợ trên dưới 90 ngày. Trong khi đó, nhóm nợ khó thu liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nợ. Hiện, số nợ thuế không có khả năng thu hồi này đang tăng từng ngày từng giờ bởi đối tượng thuộc diện không có khả năng thu hồi đều liên quan đến những nguyên nhân bất khả kháng.

Đơn cử như tại Cục Thuế Hà Nội, năm 2015, số nợ không có khả năng thu của Cục Thuế Hà Nội là 2.657 tỷ đồng. Đến năm 2016 số nợ không có khả năng thu tăng lên 3.640 tỷ đồng (tăng 983 tỷ đồng (37%) so với 2015, chiếm tỷ trọng 11% tổng số nợ). Năm 2017, số nợ không có khả năng thu là 5.311 tỷ đồng (tiếp tục tăng 1.671 tỷ đồng (45,9%) so với năm 2016, chiếm tỷ trọng 27% tổng số nợ). Sang năm 2018, số nợ không có khả năng thu lên tới 7.192 tỷ đồng (tiếp tục tăng 1.881 tỷ đồng (35,4%) so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 37% tổng số nợ). Như vậy, chỉ trong vòng 4 năm từ 2015 đến 2018, số nợ không có khả năng thu tại Cục Thuế TP Hà Nội tăng lên 4.537 tỷ (tăng 170%), chiếm hơn 1/3 tổng số nợ tại Cục Thuế Hà Nội.

Nợ “chồng” phạt

Theo ông Mai Sơn, Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, nhóm nợ khó thu chủ yếu thuộc trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động nhưng không khai báo với cơ quan Thuế (chiếm tới 85% tổng số nợ khó thu).

Trước khi người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, cơ quan Thuế vẫn thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo đúng qui trình, qui định. Tuy nhiên, biện pháp cưỡng chế về cơ bản không có hiệu quả do bản chất doanh nghiệp không còn hoạt động, không có dòng tiền. Theo thống kê, lũy kế đến tháng 8/2019, Cục Thuế Hà Nội có tới 314.680 người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh, không khai báo với cơ quan thuế, trong đó, 98.868 đối tượng là doanh nghiệp, 215.812 đối tượng là hộ kinh doanh. Riêng số người nộp thuế bỏ địa chỉ kinh doanh phát sinh từ 2016-2018 là 62.482 người (trong đó doanh nghiệp là 38.965 đối tượng). Nhìn vào những con số này có thể thấy cơ quan Thuế đã vất vả như thế nào để theo dõi dù không có khả năng thu đòi.

Đối với các trường hợp này, Cục Thuế Hà Nội đã tiến hành phối hợp với chính quyền địa phương (Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế có trụ sở hoặc địa chỉ liên lạc), xác minh người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký kinh doanh. Quá thời hạn 1 năm kể từ thời điểm ra thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh, nếu người nộp thuế không hoạt động trở lại, cơ quan Thuế gửi danh sách đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư -TP Hà Nội thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo qui định.

Cũng theo phản ánh tại nhiều Cục Thuế địa phương, một nguyên nhân quan trọng khiến nợ thuế không có khả năng thu hồi tăng cao đó là do tăng tiền chậm nộp. Như tại Cục Thuế Hà Nội, nếu như tốc độ tăng nợ gốc là 129% thì tốc độ tăng tiền chậm nộp lên tới 260%. Riêng tiền chậm nộp của nhóm không có khả năng thu tại Cục Thuế Hà Nội bình quân mỗi năm phát sinh gần 500 tỷ đồng, lũy kế đến 31/7/2019, số nợ tiền chậm nộp của nhóm nợ khó thu đã lên tới 3.399 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Luật Quản lý thuế hiện hành quy định tiền chậm nộp sẽ bị phạt 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp. Quy định này là chế tài xử lý cần thiết. Tuy nhiên, quy định tính tiền chậm nộp trên cả nhóm nợ không có khả năng thu đã khiến số nợ tiền chậm nộp ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu nợ qua các năm.

Dẫn chứng từ thực tế tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, hiện nay, Cục Thuế này đang quản lý 233.000 đối tượng không còn địa chỉ kinh doanh, trong đó 67.894 là doanh nghiệp và 165.922 là hộ kinh doanh và cá nhân nộp thuế. Tổng số nợ là 6.639 tỷ đồng, phạt chậm nộp là 2.138 tỷ đồng. Cứ qua 1 năm, từ con số trên 6.000 tỷ đồng này sẽ phát sinh thêm 10% (khoảng 600 tỷ đồng) và đây là điều rất khó khăn cho công tác theo dõi, quản lý.

“Dọn” nợ thuế, tránh gây lãng phí nhân lực

Từ những phân tích số liệu nêu trên và qua thực tế công tác đôn đốc thu hồi nợ đọng trên địa bàn, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết về xử lý tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước là vô cùng cần thiết. Bởi Nghị quyết này sẽ tạo ra cơ chế để xử lý các khoản nợ thuế, tiền chậm nộp tồn tại lâu năm nhưng thực tế không có khả năng thu hồi mà hiện tại cơ quan Thuế các cấp vẫn phải theo dõi, quản lý, gây lãng phí nguồn nhân lực.

Hơn nữa, Luật Quản lý thuế năm 2019 vừa được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020 có quy định để xử lý nợ cho các đối tượng nợ khó thu (điều 59, 83, 85). Tuy nhiên, các quy định này được áp dụng cho đối tượng nợ thuế phát sinh từ ngày 1/7/2020 trở đi, không áp dụng đối với các trường hợp nợ thuế phát sinh trước ngày 1/7/2020. Do đó, việc ban hành Nghị quyết xử lý các khoản nợ phát sinh trước ngày 1/7/2020 là cần thiết, đảm bảo giải quyết đồng bộ, triệt để các khoản nợ không còn khả năng thu hồi.

Theo ông Mai Sơn, nếu dự thảo Nghị quyết xử lý nợ được thông qua, Cục Thuế Hà Nội sẽ được khoanh nợ gốc là 4.530 tỷ đồng của 162.583 đối tượng nợ. Việc khoanh nợ sẽ giúp kìm hãm, không phát sinh khoảng 500 tỷ đồng tiền chậm nộp hàng năm. Số đối tượng quản lý giảm (đối tượng thực chất không thu được) sẽ giúp công tác quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, nếu dự thảo Nghị quyết xử lý nợ được thông qua, Cục Thuế Hà Nội sẽ có khả năng được xóa khoảng 3.399 tỷ tiền chậm nộp của nhóm nợ khó thu (đảm bảo rà soát đầy đủ hồ sơ theo qui định của Bộ Tài chính).

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước đã trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong phiên họp tháng 9/2019. Dự thảo Nghị quyết này sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.

So với dự thảo Nghị quyết trước đây, tại dự thảo mới nhất, trên tinh thần chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 3/2019, Bộ Tài chính đã rà soát và hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết. Cụ thể, Ban soạn thảo bổ sung 4 nguyên tắc xử lý nợ (Điều 3). Một là, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và bảo đảm điều kiện quy định hồ sơ, quy trình, thủ tục. Hai là, công khai, minh bạch việc xử lý tiền thuế nợ. Ba là, tháo gỡ khó khăn song phải phòng ngừa lợi dụng chính sách để trục lợi. Bốn là, các trường hợp đã được xóa nợ nếu phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế quay lại sản xuất kinh doanh thì phải hủy quyết định xóa nợ và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa.

Về biện pháp xử lý nợ, thay vì đề xuất xóa cả nợ gốc và phạt nộp chậm như trước đây, lần này Bộ Tài chính đề xuất khoanh nợ với 7 nhóm đối tượng và chỉ xóa nợ tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh trước ngày Luật Quản lý thuế năm 2019 có hiệu lực thi hành.

7 nhóm đối tượng được xử lý nợ gồm: (1) Người nộp thuế đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự; (2) Người nộp thuế có quyết định giải thể gửi cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh để làm thủ tục giải thể hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh đã thông báo người nộp thuế đang làm thủ tục giải thể; (3) Người nộp thuế đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; (4) Người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh và cơ quan Thuế đã xác minh; (5) Người nộp thuế đã bị cơ quan quản lý có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hành nghề; (6); Người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do gặp thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc trường hợp bất khả kháng; (7) Người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được thanh toán.

分享到: