【tolima】“Phương thuốc” cứu eurozone chưa đủ mạnh
作者:La liga 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:55:44 评论数:
Khác với Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED),ươngthuốccứueurozonechưađủmạtolima ECB không có quyền đóng cửa hay sáp nhập một ngân hàng của các nước thành viên khi ngân hàng đó có nguy cơ vỡ nợ, vì thế vai trò giám sát hệ thống tài chính theo chức năng của một ngân hàng trung ương của nó bị lu mờ.
ECB được thành lập năm 1998 để duy trì ổn định giá cả trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone). Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công đang xấu đi, dư luận thúc giục ECB tung thêm gói cứu trợ như gói đã được thực hiện vào tháng 12-2011 và tháng 2-2012 trị giá khoảng 1.000 tỷ euro cho các ngân hàng thương mại vay. Tuy nhiên, dù muốn thực hiện gói cứu trợ này nhưng một quyết định như vậy có thể đưa cả hệ thống tài chính của châu Âu rơi vào rủi ro, đơn giản vì ECB không được thiết kế một cách hoàn hảo như FED.
Để cứu đồng euro, 17 quốc gia sử dụng đồng tiền chung này không chỉ cần một chính sách tài khóa thống nhất hơn mà họ còn cần một ngân hàng trung ương thống nhất để kiểm soát các thể chế tài chính gặp vấn đề, có quyền giám sát và đưa ra quyết định đóng cửa hoặc sáp nhập các ngân hàng thương mại nếu cần thiết. Thật kỳ lạ dù đồng Mark, Franc và Lia đã đi vào dĩ vãng, các thành viên của eurozone vẫn có các ngân hàng trung ương của riêng mình, có quyền can thiệp vào thị trường và cho vay bằng euro. Nguyên nhân đẩy khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu rơi vào tình trạng hiện nay không phải do sự sợ hãi lạm phát của người Đức hoặc sự rụt rè trong mở rộng cho vay tín dụng, mà là vấn đề đã được một số nhà kinh tế đề cập: “bi kịch cha chung”. Nếu hệ thống tài chính châu Âu không sửa được lỗi này thì sẽ lại dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính khác.
Trong quá khứ, nhiều nước theo đuổi chính sách mở rộng tín dụng để tránh tình trạng rối loạn kinh tế, nhưng chỉ làm khủng hoảng lún sâu. Năm 1994, Ngân hàng trung ương Mehico đã tăng đáng kể cho vay đối với các ngân hàng tư nhân trong nỗ lực ngăn chặn khủng hoảng trước kỳ bầu cử tổng thống. Kết quả là nguồn vốn bị rút ồ ạt, một cuộc tấn công đầu cơ nhằm vào đồng peso và dẫn tới khủng hoảng tài chính của nước này. Châu Âu đang hướng tới tình trạng hỗn độn tương tự. Kể từ năm 2008, hầu như chẳng có một ngân hàng nào bị đóng cửa ở eurozone, trong khi Mỹ cho đóng cửa hàng trăm ngân hàng. Chỉ ECB mới có quyền quyết định một ngân hàng lành mạnh về tài chính và đủ điều kiện vay từ ngân hàng trung ương, chứ không phải là các ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên. Nếu ECB có quyền này, nó sẽ đóng cửa các ngân hàng vỡ nợ, hạn chế mức tín dụng quá mức của ngân hàng trung ương thành viên và nói rõ với các thành viên sử dụng euro rằng trợ giúp từ Frankfurt không thể tiếp tục mãi.
Dưới thời Chủ tịch Jean-Claude Trichet và hiện tại là Mario Draghi, ECB đã phần nào ngăn chặn được tình trạng hỗn loạn kinh tế và gây lạm phát. Nhưng ECB càng trở nên bất lực khi nguy cơ vỡ nợ ngân hàng tăng cao và ngân hàng trung ương này không thể gây áp lực cho các chính phủ thành viên giảm thâm hụt ngân sách và thực hiện cải cách kinh tế. Các ngân hàng trung ương thành viên, kể cả Bundesbank của Đức và Ngân hàng trung ương Pháp, cần trở thành các ngân hàng thành viên của ECB giống như 12 ngân hàng khu vực của FED. Quyền bỏ phiếu tại ECB nên được tổ chức lại theo tỷ lệ chia sẻ các khoản lỗ mà mỗi quốc gia thành viên phải chịu nếu bị đổ vỡ. ECB là thể chế duy nhất có quyền đóng cửa hoặc sáp nhập các ngân hàng yếu kém. Khi ngân hàng trung ương này chào mời tín dụng, họ chỉ chấp nhận trái phiếu thế chấp được thị trường chấp nhận. Nếu không có những cải cách này, các ngân hàng châu Âu sẽ là mầm mống cho một cuộc khủng hoảng tài chính khác trong tương lai.
Bạch Dương