Truyền thông đóng vai trò chủ đạo trong tuyên truyền chính sáchTừ ngày 1/1/2022,ảohiểmxãhộitựnguyệnĐadạnglinhhoạtđểthuhútđốitượgiải bangalore super division ấn độ mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện tối thiểu tăng, đồng nghĩa với quyền lợi của người tham gia cũng được nâng lên. Theo đó, mức đóng BHXH tự nguyện thấp nhất (đã trừ số tiền nhà Nước hỗ trợ) là 297.000 đồng/tháng, tăng 158.400 đồng/tháng so với mức đóng BHXH tự nguyện năm 2021 (138.600 đồng/tháng). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian qua người lao động (NLĐ) gặp không ít khó khăn về tài chính, cùng với tâm lý lo ngại, chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc tăng mức đóng dẫn đến số người tham gia BHXH tự nguyện thời gian qua chưa cao.
Để thu hút NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, BHXH Việt Nam xác định truyền thông phải “đi trước một bước”. Ngành BHXH đã thực hiện linh hoạt, đa dạng các giải pháp như chủ động, sáng tạo thực hiện mô hình truyền thông trực tiếp, kết hợp với truyền thông trực tuyến và truyền thông theo nhóm nhỏ. Một trong những giải pháp hữu hiệu là BHXH các địa phương đã lồng ghép các buổi đối thoại, nói chuyện chuyên đề về BHXH tự nguyện trong những buổi họp dân phố, thôn, bản; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về BHXH tự nguyện, cuộc thi tư vấn viên, tuyên truyền viên ở các địa phương đã góp phần phổ biến sâu rộng hơn kiến thức BHXH tự nguyện trong cộng đồng dân cư. Đáng chú ý, để người dân nắm rõ chính sách, cơ quan BHXH đã phối hợp với chính quyền các địa phương phát huy tối đa các kênh đại lý (bưu điện, hội phụ nữ…) trong việc tuyên truyền; kiên trì, bền bỉ vận động theo hình thức “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, “mưa dầm thấm lâu”… Nhờ vậy, người dân đã dần dần nắm bắt các quy định và hiểu rõ hơn các chính sách của Nhà nước về BHXH tự nguyện để tham gia. WB khuyến nghị các giải phápMặc dù việc phát triển người tham gia BHXH tự nguyện có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đạt mục tiêu như mong muốn. Tại buổi làm việc của Đoàn công tác Ngân hàng Thế giới (WB), do bà Himanshi Jain - chuyên gia bảo trợ xã hội làm Trưởng đoàn, với lãnh đạo BHXH Việt Nam cuối tháng 9 mới đây, đoàn đã có những tư vấn, giải pháp cụ thể để triển khai các hoạt động trong phát triển người tham gia BHXH tự nguyện tại Việt Nam. Theo đánh giá của bà Himanshi Jain, qua khảo sát tại một số địa phương thấy ở mỗi địa phương đều có những cách làm riêng để phát triển người tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, bà Himanshi Jain cho rằng còn nhiều cách làm cần phải cải thiện như: Công tác tuyên truyền trực tiếp và mạng lưới tổ chức dịch vụ thu hiệu quả nhưng tốn kém và mất thời gian. Tài liệu truyền thông còn chưa thực sự hấp dẫn và thiếu rõ ràng về mức độ thông tin để mỗi người có thể tiếp nhận…
Bên cạnh đó, bà Himanshi Jain chỉ ra những rào cản trong mở rộng độ bao phủ BHXH tự nguyện, là người dân Việt Nam thường quan tâm đến lợi ích của lương hưu ở góc độ ngắn hạn hơn là dài hạn, như ở độ tuổi 65 - 70 tuổi họ sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Trong khi đó, người tham gia BHXH tự nguyện chủ yếu ở độ tuổi 40 - 50, nên họ chưa đủ thời gian đóng để về hưu. Để giải quyết vấn đề này, cần có phương pháp truyền thông linh hoạt, sáng tạo và kinh nghiệm quốc tế phù hợp. Ngoài ra, khoản đóng và thời gian đóng BHXH tự nguyện vẫn còn cao, nên chưa tạo sự hấp dẫn cho người dân, nhất là đối với NLĐ trong khu vực phi chính thức. “Bởi, trong cuộc sống, nhiều người phải chi tiêu rất nhiều khoản, nên khi cần trích một khoản tiền tham gia BHXH tự nguyện, khiến họ phải tính toán và đắn đo rất nhiều. Vì vậy, cần linh hoạt trong mức đóng, ưu đãi ngắn hạn như khu vực chính thức và thời gian đóng yêu cầu thấp hơn sẽ nâng cao tính hấp dẫn của chương trình…” - bà Himanshi Jain lý giải. Khuyến nghị giải pháp tăng diện bao phủ BHXH tự nguyện tại Việt Nam, bà Himanshi Jain cho biết, sau một thời gian nghiên cứu, đoàn công tác của WB đã đưa ra 4 đề xuất hoạt động cho BHXH Việt Nam gồm: lập bản đồ chuỗi triển khai để phân tích môi trường hoạt động của chương trình tự nguyện và đề xuất cải thiện trong chuỗi triển khai; sử dụng phân tích kinh tế lượng để đánh giá tác động của trợ cấp đối với mức độ bao phủ và tính bền vững; khảo sát qua điện thoại kéo dài khoảng 25 phút để kiểm chứng giả thuyết đã thống nhất với BHXH Việt Nam; tăng cường truyền thông về chương trình tự nguyện thông qua xây dựng thương hiệu và tạo tài liệu trực quan, trực giác. |